Trong các ứng dụng Blockchain mà BitcoinVN News đã đề cập ở những bài trước. Thì có lẽ ứng dụng xác thực danh tính và nhận dạng số là ứng dụng thích hợp với nhu cầu người dùng và phù hợp với cấu trúc mạng lưới phi tập trung của Blockchain. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!

Tại sao công nghệ nhận dạng số lại đóng vai trò quan trọng?

Nhận dạng số có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực và đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản người dùng cùng với vấn đề an toàn dữ liệu. Chỉ riêng năm 2018-2019, hàng tỷ người đã bị đánh cắp thông tin người dùng qua các thiết bị di động, ứng dụng di động, hoặc Email và thậm chí qua các ngân hàng nội địa. Có lẽ việc đồng bộ hóa các thiết bị cũng là một hạn chế cho người dùng trong việc bảo mật.

Đặc biệt phương pháp xác thực danh tính, phương thức lưu trữ liệu, chuyển giao và xác minh thông tin nhạy cảm cần được xử lí một cách nghiêm ngặt hơn. Vì vậy các nhà phát triển đã tin tưởng vào mạng lưới phân tán trong Blockchain, một mạng lưới an toàn vốn đã được ứng dụng khá thành công vào lĩnh vực tài chính.

Blockchain có thể ứng dụng vào hệ thống nhận dạng số như thế nào ?

Theo nguyên tắc hoạt động, khi một tệp được ghi lại trên hệ thống Blockchain. Tính xác thực của nó sẽ được đảm bảo bởi sự đồng thuận của nhiều Node trong mạng lưới. Thông tin còn được bảo mật tuyệt đối trong các khối (Block) và được hỗ trợ tính hợp lệ (dữ liệu) bởi các Node xác thực.

Trong một tiến trình xác thực, các Node trong mạng lưới Blockchain được kiểm soát bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tổ chức chính phủ. Đồng thời chịu trách nhiệm xác minh và xác nhận các hồ sơ kỹ thuật số.

Mỗi chữ cái sẽ tượng trưng cho một Node trong mạng lưới Blockchain
Mỗi chữ cái sẽ tượng trưng cho một Node trong mạng lưới Blockchain

Xác thực danh tính trên Blockchain có bị lộ thông tin người dùng không?

Hệ thống nhận dạng số dựa trên nền tảng Blockchain không yêu cầu chia sẻ thông tin xác thực danh tính trực tiếp. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các khóa đã mã hóa chẳng hạn như các hàm băm (Hashing Functions), chữ ký số (digital signatures) và bằng chứng Zero-knowledge Proofs.

Bằng chứng không kiến ​​thức (zero-knowledge-proofs) đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng xác nhận số, vì nó giúp cho các thông tin cá nhân được xác thực mà không bị tiết lộ ra bên ngoài.

Thông qua việc sử dụng thuật toán băm (hashing functions), dữ liệu sẽ được băm nhỏ thành một chuỗi dài gồm các chữ cái và chữ số. Đoạn mã này sẽ giúp xác thực danh tính cho người dùng. Chính phủ hoặc các tổ chức chỉ cần xác thực các đoạn mã trên hàm băm, sau đó kiểm tra đoạn mã đó có trong cơ sở dữ liệu hay không là có thể xác thực được danh tính của người dùng mà không cần xem chi tiết danh tính.

Một ứng dụng xác nhận danh tính CIVIC được các nhà sáng lập ứng dụng vào doanh nghiệp. Bạn có thể truy cập vào trang chủ của Civic tại đây!

Mạng Civic chứa ba thực thể khác nhau: người dùng, người xác nhận và nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng là bất cứ ai muốn sử dụng giao thức để đăng ký danh tính. Civic làm điều này dễ dàng và an toàn với ứng dụng Secure Identity (Nhận dạng an toàn).

Nhận dạng số trên nền tảng Blockchain - Civic
Nhận dạng số trên nền tảng Blockchain – Civic

Những hạn chế của hệ thống

Hệ thống Blockchain tuy có tính bảo mật cao nhưng vẫn có một số cách để có thể tấn công nó. Bọn tội phạm có thể lấy danh tính từ những người mà chúng cướp thông tin được để làm bằng chứng xác thực. Sau đó, nhận các khóa xác thực để đánh chiếm các tài khoản ngân hàng từ người dùng nếu ngân hàng có sử dụng phương thức xác thực này.

Thế nên, để khắc phục điều này các nhà phát triển hệ thống nhận dạng số đã sử dụng thêm chữ ký số để ngăn ngừa việc làm giả thông tin xác thực, các tài liệu sẽ không thể bị xâm nhập nếu thiếu chữ kí này.

Khó khăn trong hệ thống nhận dạng danh tính
Khó khăn trong hệ thống nhận dạng danh tính

Một hạn chế nữa trong mạng lưới Blockchain đó là sự phiền phức từ những cuộc tấn công 51%. Những cuộc tấn công này thường xảy ra trong các mạng lưới cộng đồng hoặc hệ thống Blockchain nhỏ. Nó có khả năng thay đổi blockchain của toàn mạng lưới. Vì Blockchain động đồng là nơi bất kỳ ai cũng có thể tham gia, tội phạm có thể lẻn vào để tổ chức một cuộc tấn công 51% nhằm chiếm quyền kiểm soát mạng lưới đó.

Lời kết

Mặc dù có những hạn chế trên, công nghệ Blockchain vẫn được đánh giá cao để thay đổi cách thức xác minh, lưu trữ dữ liệu và nhận dạng số. Nhiều quốc gia phát triển đang cố gắng cải thiện chúng để có thể ứng dụng nhiều hơn.

Có thể ở Việt Nam những ứng dụng này xuất hiện chưa nhiều nên bạn chưa thấy được. Nhưng trong tương lai gần có thể Blockchain có thể là trung tâm của mọi công nghệ, đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp và người dùng.

Đọc thêm: Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực Quản trị công