Lời tựa của BVNews: Bài viết gốc của tác giả Hugo Nguyen được đăng trên Group Facebook Phổ cập blockchain. BVNews đã được sự cho phép của tác giả để đăng tải lại, mang bài viết này đến đông đảo độc giả hơn.

“Historically speaking … gold seems to have served, firstly, as a commodity valuable for ornamental purposes; secondly, as stored wealth; thirdly, as a medium of exchange; and, lastly, as a measure of value.” – William Stanley Jevons

Ở bài lần trước, mình có hỏi Loi Luu: Triết lý của Ethereum về tiền tệ là gì? Ethereum có cạnh tranh với Bitcoin về góc độ tiền tệ không?

Không phải tự nhiên mình hỏi Lợi như vậy. Đối với mình, đây là câu hỏi đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi tiếp cận một dự án blockchain. Dù muốn hay không, dự án blockchain nào cũng không thể nào lảng tránh câu hỏi này.

Blockchain không phải là một cuộc cách mạng công nghệ trước, tiền tệ sau. Blockchain là một cuộc cách mạng tiền tệ trước, công nghệ sau.

“Cỗ máy” blockchain không có người đứng đầu nhưng vẫn vận hành trơn tru được, là vì trong “luật chơi” (consensus rules) đã lập trình sẵn động cơ cho người chơi tham gia (bất kì ai cũng có thể tham gia). Vì lý do gì mà các chủ sới đào Bitcoin hay Ether lại cất công trèo đèo lội suối, mùa khô lên Tân Cương, mùa mưa xuống Tứ Xuyên (sắp tới còn là trèo lên núi lửa El Salvador hay đốt khí methane thừa ở các mỏ dầu ngoài biển Đại Tây Dương) để đi đào mấy loại đồng tiền số này? Vì theo đuổi lợi nhuận.

Mấu chốt là, doanh thu trong việc đào Bitcoin hay Ether được thanh toán bằng nội token của chính blockchain đó chứ không phải là một đồng tiền bên ngoài như đô la hay Tether. Nghĩa là nếu token không giữ được giá, cũng sẽ không còn động cơ cho người đào để duy trì hệ thống blockchain 24/7 nữa. Chưa kể đến chuyện giá trị token quá thấp blockchain sẽ dễ bị tấn công 51% hơn. (Còn nếu không cần động cơ mà vẫn có người đào thì chỉ có thể là một hệ thống tập trung 100%, không nói làm gì).

Đó là lý do tại sao nói tất cả các dự án blockchain buộc phải thành công ở mức độ tiền tệ trước, đặc biệt là khoản Store-of-Value (SoV). Giữ được giá nội token, thì những ứng dụng trên nền tảng blockchain đó mới có thể có giá trị lâu dài.

Vậy thì điều gì khiến một vật, một token có thể trở thành một Store-of-Value? Có rất nhiều SoVs không hay là chỉ có một hay một vài SoVs thôi?

Một vật ngoài giữ giá thì còn cần những tính năng gì để trở thành một loại tiền tệ ưu việt?

Một vật có thể là công cụ thanh toán (Medium-of-Exchange) trước, rồi sau đó mới biến thành SoV hay không?

Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta phải đi tìm hiểu lịch sử tiền tệ.

Trong group này mình thấy các bạn như Nguyễn Việt Dinh Loi Luu, anh Đặng Minh Tuấn Vietkey là những người có nền tảng công nghệ khá chắc chắn. Có vẻ cái group thiếu hiện giờ là những chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực tiền tệ (và những mảng khác nữa nhưng tiền tệ vẫn là trọng yếu). Phổ cập blockchain mà không có sự chia sẻ kiến thức về tiền tệ là một điều rất thiếu sót, và sẽ không bao giờ có được một cái nhìn tổng quát.

Hiện tại mình không có thời gian viết bài về mảng này (nếu có ai khác chia sẻ thì quá tốt), nhưng mình có thể đưa một sồ nguồn tiếng Anh để các bạn tham khảo:
Bài này là một trong những bài hay nhất mình từng đọc khi mới tiếp cận Bitcoin. Nó là một sự tổng hợp kiến thức, có chiều sâu công phu, kết hợp với lập luận chắc chắn, để tìm ra được sự hình thành và các tính năng của tiền tệ. Các mảng được Szabo (cha đẻ của bit gold, tiền thân của Bitcoin) đề cập tới bao gồm tiền tệ, tâm lý tiến hoá, genetics, toán học, Thuyết Trò Chơi (Game Theory), v.v. Bài này trong tương lai có thời gian mình sẽ cố gắng hợp tác với BitcoinVN để dịch ra bản tiếng Việt.

2. “The Origins of Money” của Carl Menger.

Carl Menger là cha đẻ của Austrian economics. Đây không phải là thuyết tiền tệ duy nhất, nhưng đối với mình nó logic nhất. Menger định nghĩa commodity (tất cả saleable goods) và lập luận rằng tiền đã hình thành trong sự cạnh tranh của các commodities.

3. “The Bullish Case for Bitcoin” của Vijay Boyapati.

Bài này viết cho đại chúng nên tương đối “nhẹ” hơn, dễ đọc hơn.

4. “An (Institutional) Investor’s Take on Cryptoassets” của John Pfeffer.

Bài của John Pfeffer tương đối thú vị. John Pfeffer là một nhà đầu tư quỹ chuyên nghiệp, ông không có quá nhiều am hiểu công nghệ, nhưng bằng kiến thức về tiền tệ và đầu tư nhiều năm của mình, ông đã tìm được một hệ thống định giá “utility tokens”.
John sử dụng công thức MV=PQ (the Equation of Exchange) để nêu lên một nghịch lý của utility token là: một token càng thành công, sẽ càng mất giá.
Gần đây có sự kiện là giá giao dịch tăng cao trên Ethereum, và ứng dụng có lẽ là nổi tiếng nhất trên Ethereum là Tether (USDT) đã “chạy” sang blockchain Tron vì giá giao dịch Tron rẻ hơn. Sau đó Tether lại chạy tiếp qua blockchain BSC (Binance Smart Contract) vì giá còn rẻ hơn nữa.
Sự kiện này cũng có thể được lý giải bằng công thức MV=PQ. Và John đã tiên đoán được điều này từ 4 năm trước.
MV=PQ cũng có thể là 1 phương pháp định giá khi thay thế Proof-of-Work bằng Proof-of-Stake.
Thân ái,
Hugo