Telegram có thể là một trong những ứng dụng dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người không biết tất cả về nó. Ứng dụng này thường xuyên được nhắc đến trong các cuộc thảo luận liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật trực tuyến.

Nhưng không phải tất cả các ứng dụng nhắn tin đều an toàn sao? Không phải các ứng dụng như WhatsApp và Facebook Messenger cũng có mã hóa “end-to-end” thần thánh sao? Vậy điều gì làm cho Telegram trở nên đặc biệt? Trong bài viết này tôi sẽ giải thích tại sao Telegram lại ưu việt hơn, các tính năng chính của nó là gì? Và vì sao bạn nên cân nhắc sử dụng nó.

Telegram là gì?

Telegram là dịch vụ nhắn tin đa nền tảng do doanh nhân người Nga Pavel Durov sáng lập. Nó được ra mắt cho hệ điều hành  Android trong phiên bản Alpha vào ngày 20 tháng 10 năm 2013 và hiện có khoảng 200 triệu người dùng hàng tháng. Số lượng người dùng của Telegram thường có xu hướng tăng lên khi có một vụ bê bối về quyền riêng tư xảy ra đối với một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của chính ứng dụng này.

Telegram Messenger: Chỉ là một ứng dụng nhắn tin như bao ứng dụng khác

Chức năng cốt lõi của Telegram cũng giống như hầu hết các ứng dụng nhắn tin khác: Bạn có thể nhắn tin cho những người dùng Telegram khác, tạo cuộc trò chuyện nhóm, gọi cho những người trong danh bạ cũng như gửi tệp và hình dán.

Sự tương đồng của Telegram với các ứng dụng nhắn tin phổ biến khác là một phần lý do chính tại sao có nhiều người chưa nghe nói về nó hoặc không quan tâm đến việc sử dụng nó – Nếu họ đã sử dụng một ứng dụng nhắn tin và nó phục vụ tốt cho họ, thì cần gì phải xem xét sử dụng một ứng dụng tương tự khác ?

Tính năng tiêu biểu của Telegram là bảo vệ quyền riêng tư bằng cách sử dụng mã hóa end-to-end. Tính năng này nhằm ngăn chặn những người bên ngoài cuộc trò chuyện hai chiều nhìn thấy những gì đã được gửi (có thể là công ty, chính phủ, tin tặc hoặc ai đó – nhìn thấy những gì đã được gửi.)

Tham khảo: Mạng ngang hàng P2P là gì? Cách mạng Peer-To-Peer hoạt động

Tuy nhiên, Telegram chỉ sử dụng mã hóa này trong các cuộc gọi và trong tính năng “trò chuyện bí mật” (tôi sẽ nói thêm ở phần dưới), chứ không phải trong các cuộc trò chuyện thông thường – đó chỉ là các cuộc trò chuyện được mã hóa từ máy khách đến máy chủ. Trong khi đó WhatsApp, dịch vụ được cho là kém an toàn hơn, đã sử dụng mã hóa đầu cuối trong tin nhắn, cuộc gọi và cuộc gọi video từ năm 2016. Cả hai dịch vụ này đều có tính năng xác thực 2FA.

Vì vậy, đối với một người bình thường việc sử dụng Telegram không có nghĩa là tin nhắn của họ riêng tư hoặc an toàn hơn so với khi sử dụng WhatsApp trừ khi họ đang sử dụng các cuộc trò chuyện bí mật,. Trên thực tế, tin nhắn của WhatsApp lại an toàn hơn về mặt kỹ thuật.

Như đã nói, có một khía cạnh đặc biệt của Telegram là quyền riêng tư của bạn sẽ khó có khả năng bị lợi dụng và nó liên quan nhiều hơn đến mô hình kinh doanh rộng hơn của nó.

Kiếm tiền

Những tin tức như vụ bê bối Cambridge Analytica của Facebook, các ứng dụng gửi dữ liệu đến Facebook mà không có sự đồng ý của người dùng hoặc sự việc nhân viên Amazon nghe được những gì bạn hỏi trợ lý ảo Alexa, đều làm dấy lên lo ngại về cách dữ liệu của chúng ta được giám sát và phân phối. Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ của một công ty trị giá hàng tỷ đô la, điều đó thật khó có thể tránh khỏi.

Nếu muốn mua bán Bitcoin hoặc các loại cryptocurreny khác có thể tham khảo tại đây.

Lựa chọn của nhà biên tập

Theo trang Telegram’s FAQ, công ty được tài trợ bởi người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Pavel Durov, không phải thông qua quảng cáo hay thu thập và chia sẻ dữ liệu. Trên cùng một quan điểm, Telegram cũng liệt kê một trong hai nguyên lý về quyền riêng tư trên internet là “bảo vệ dữ liệu cá nhân của bạn khỏi các bên thứ ba, chẳng hạn như nhà tiếp thị, nhà quảng cáo, v.v.”. Nói cách khác, trong khi các công ty lớn như Facebook, Amazon, Google và những công ty khác đều có ý tốt về mã hóa, xác thực và quyền riêng tư này nọ thì tất cả bọn họ đều tích hợp với các nhà quảng cáo và chia sẻ dữ liệu của bạn, còn Telegram thì không được thiết kế để làm vậy.

Vậy ưu điểm của Telegram là gì?

Những tính năng chính của Telegram có thể bị trùng lặp với các ứng dụng khác, nhưng có nhiều điểm khác biệt cụ thể giữa nó và các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một số khác biệt lớn.

Tính năng cuộc trò chuyện bí mật

Các cuộc trò chuyện bí mật nói trên, bạn có thể tham gia vào quá trình nhắn tin được mã hóa đầu cuối với người nhận tin. Nhưng đó chưa phải là lợi ích duy nhất của nó: Trò chuyện bí mật không cho phép một người chuyển tiếp tin nhắn từ đó hoặc chụp ảnh màn hình. Tất nhiên, ai đó có thể chụp ảnh màn hình bằng thiết bị khác, nhưng điều đó vẫn không được khuyến khích và nó được hỗ trợ bởi một tính năng khác: bộ hẹn giờ tự hủy.

Bộ hẹn giờ tự hủy

Nếu bạn không muốn các tin nhắn trong các cuộc trò chuyện bí mật của mình lưu lại mãi mãi, Telegram cho phép bạn đặt bộ hẹn giờ tự hủy để xóa chúng vĩnh viễn. Sau khi nhận được tin nhắn thì tin nhắn đó vẫn ở trong cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian định trước trước khi nó tự hủy – bạn có thể chọn thời gian từ một giây đến một tuần. 

Có thể bạn sẽ phải đặc biệt quan tâm đến quyền riêng tư để muốn làm điều này – và điều đó có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có nhật ký trò chuyện. Đó là một tùy chọn tuyệt vời mà Facebook Messenger, WhatsApp và WeChat không có.

Xóa tin nhắn toàn cầu trên Telegram

Tháng trước, Telegram cho phép người dùng xóa tin nhắn do người dùng khác gửi. Đó là một tính năng có phần gây chia rẽ. Việc người khác xóa tin nhắn của bạn có lẽ trông không hay lắm. Nhưng nếu cuộc trò chuyện của bạn diễn ra giữa bạn và người mà bạn tin tưởng, thì đó là một cách rất hữu ích khác để kiểm soát thông tin liên lạc trực tuyến của bạn.

Cho phép gửi tập tin kích thước lớn

Nếu bạn muốn gửi các tệp lớn, Telegram có nhiều lợi thế cạnh tranh với việc hỗ trợ tệp lên đến 1,5GB. Trong khi đó, giới hạn của WhatsApp là 100 MB, giới hạn của WeChat là 100 MB và giới hạn của Skype cũng chỉ là 100 MB.

Tùy chỉnh

Telegram đi kèm với một số tùy chọn tùy chỉnh mà nhiều đối thủ khác không có : bạn có thể chọn màu ứng dụng chủ đạo, cách Telegram mở liên kết, giao diện người dùng có hiển thị ảnh động hay không, v.v. Telegram cũng có tính năng tích hợp chatbot, nơi bạn có thể tận dụng và thậm chí tạo chatbot để cải thiện trải nghiệm, đây là danh sách một số cái tốt nhất.

Cuộc gọi video

Bạn không thể thực hiện cuộc gọi điện video trên Telegram messenger, dịch vụ mà nhiều nhà cung cấp nhắn tin cạnh tranh khác đều hỗ trợ. Đương nhiên, bạn cũng không thể tạo nhóm cuộc gọi điện video như WhatsApp, Skype và Facebook Messenger. Lợi ích của bạn sẽ thay đổi tùy theo mức độ quan trọng của tính năng này.

Chức năng trạng thái ngoại tuyến

Telegram có thể cho phép người dùng “xuất hiện ngoại tuyến”, nhưng chức năng có vấn đề. Telegram hiển thị ước tính về thời điểm người dùng truy cập ứng dụng lần cuối, vì vậy những người khác có thể biết bạn đã sử dụng ứng dụng này gần đây hay trong tháng trước. Trong một ứng dụng quan tâm đến quyền riêng tư, bạn nên ẩn hoàn toàn trạng thái trực tuyến của mình.

Thông báo người dùng mới

Một sai lầm về quyền riêng tư nữa là Telegram thông báo cho những người trong danh bạ của bạn khi bạn mới tham gia – trừ khi họ đã chọn không tham gia trước đó. Ứng dụng không cảnh báo bạn rằng nó sắp ping các contact trong danh bạ của bạn (nếu có cách để tránh điều này thì tôi chưa phát hiện ra) và đó là một cảnh báo lớn đối với những người muốn sử dụng Telegram mà ít để lộ thân phận mình ra.

Tính năng câu chuyện và trạng thái

Telegram thiếu tính năng câu chuyện (Stories) của một số ứng dụng nhắn tin cạnh tranh nơi cho phép bạn đăng hình ảnh hoặc video ngắn mà không cần nhắn tin trực tiếp cho một người khác. Phải thừa nhận rằng nó không phải là một tính năng quá cần thiết đối với hầu hết mọi người.

Tập người dùng của Telegram

Có thể nhược điểm lớn nhất của Telegram so với các ứng dụng nhắn tin phổ biến hơn chính là tính phổ biến của nó. Mặc dù có hàng trăm triệu người dùng, Telegram vẫn xếp sau WhatsApp, Facebook Messenger và WeChat về lượng người dùng hoạt động hàng tháng.

Nếu bạn đang ở phương Tây và bạn gặp một người mới, rất có thể họ sẽ thích sử dụng WhatsApp hơn Telegram messenger. Sự phổ biến tạo nên sự phổ biến – việc nỗ lực truất ngôi WhatsApp là một cuộc chiến đầy cam go của Telegram.

Tôi có nên sử dụng Telegram không?

Bản thân “Quyền riêng tư” không phải là một tính năng đặc biệt hấp dẫn trong lĩnh vực dịch vụ trực tuyến thậm chí có thể là viển vông. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cảm nhận hoặc hiểu được điều đó và đôi khi chỉ khi quyền riêng tư bị tước đoạt, chúng ta mới coi trọng nó.

Đọc thêm: Làm sao trữ tiền điện tử an toàn?

Nếu bạn là người đặc biệt kín tiếng và gặp rắc rối với các báo cáo tin tức liên quan đến vi phạm quyền riêng tư và bảo mật trực tuyến, bạn hoàn toàn nên cân nhắc việc sử dụng Telegram và bật tính năng trò chuyện bí mật. Bạn sẽ có trải nghiệm phần lớn giống như với các ứng dụng nhắn tin phổ biến khác với mức độ an tâm cao hơn. 

Điều đó hoàn toàn khác với việc nói Telegram sẽ bảo vệ bạn khỏi tất cả các vấn đề về quyền riêng tư mà thế giới trực tuyến có thể gây ra – bạn nên xem hướng dẫn về quyền riêng tư trên Android của chúng tôi để có cái nhìn rộng hơn. Telegram chỉ mang đến sự kết hợp tốt về mức độ phổ biến và bảo mật cho những người lo ngại về các ứng dụng nhắn tin khác.

Bạn có thể tải xuống Telegram miễn phí từ Cửa hàng Google Play qua nút bên dưới – hãy dùng thử với một người bạn nếu bạn quan tâm.