Một công cụ khác phục vụ cho phân tích kĩ thuật, xác định xu hướng trong giao dịch tiền điện tử đó là đường trung bình động (moving average – MA) – Giúp làm mượt và cắt giảm nhiễu trên biểu đồ giá để những người tham gia thị trường có thể đưa ra những phán đoán giá trong tương lai tốt hơn.

Đường trung bình động thường dựa trên giá trung bình của tài sản trên một khoảng thời gian nhất định trong quá khứ.

Có bao nhiêu loại trung bình động?

Mặc dù có nhiều loại, nhưng chủ yếu có thể được phân thành 2 loại chính: Trung bình động đơn giản MA và trung bình động lũy thừa EMA.

MA là trung bình động của tệp giá trong một khoảng thời gian được lấy nhất định trong quá khứ. Ví dụ, một trung bình động sẽ được tính dựa theo giá coin của 20 ngày giao dịch trước ngày đó (lấy giá từng ngày). Tập hợp tất cả các trung bình động của các ngày tạo thành một đường (line).

EMA là trung bình động mà khi tính toán cho giá trị của những ngày cuối nhiều tỷ trọng hơn những ngày trước đó, EMA giúp nhấn mạnh hơn đến các giá trị giá gần đây hơn khi tính trung bình. Vì với nhiều trader, họ có xu hướng tin rằng việc sử dụng các dữ liệu mới nhất sẽ thể hiện được thông tin liên quan tốt hơn. Ví dụ: Hệ số tính toán của 5 ngày giao dịch cuối cùng của EMA 15 ngày sẽ gấp đôi hệ số của 10 ngày trước đó.

Loại trung bình động nào bạn sẽ sử dụng có hiệu quả hơn tùy thuộc vào thời điểm, mục tiêu cá nhân của bạn và bạn cần điều chỉnh để sử dụng cho phù hợp. Vì độ trễ của MA nhiều hơn EMA, nên MA có thể giúp bạn phân tích giá trong chiến lược trading dài hạn, trong khi EMA giúp bạn có phản ứng nhanh hơn đối với các chiến lược giao dịch ngắn hạn, nhưng EMA lại có nhược điểm là có thể đem lại những tín hiệu sai.

Xem thêm: MACD là gì? Bí kíp sử dụng MACD dành cho người mới

Cách sử dụng trung bình động

Theo trading truyền thống, các bộ dữ liệu của MA được lấy bao gồm 10, 20, 50, 100 và 200, có thể sử dụng theo bất cứ khung thời gian nào (giây, giờ, tháng, năm…)

MA với khung thời gian ngắn sẽ phản ứng nhanh hơn với thay đổi giá so với MA với thời gian dài. Trong hình bên dưới, đường MA 10 ngày theo dõi giá chặt chẽ hơn so với đường MA 200 ngày.

Độ trễ là thời gian cần thiết để một đường trung bình động bắt kịp với đường giá, nêu nó bắt kịp với giá, nó báo hiệu sự đảo chiều có thể xảy ra. Bạn có thể hiểu thế này, khi giá cao hơn mức trung bình động, xu hướng là đang tăng. Ngược lại, khi giá giảm xuống dưới mức trung bình động đó, đó là báo hiệu một sự đảo chiều có thể xảy ra tại MA đó. Trung bình động 10 ngày sẽ cung cấp nhiều tín hiệu “đảo chiều” hơn so với trung bình động 200 ngày.

Cách giao dịch với trung bình động

  • Giá cắt trung bình động: Khi giá cắt một đường trung bình động có thể báo hiệu một sự đảo chiều giá.

Nhưng vấn đề ở đây là quá đơn giản để áp dụng phải không? Bạn thấy giá nằm trên đường trung bình động, và mua vào, nhưng sau đó giá vẫn giảm, do thông tin công bố gây phản ứng tạm thời, xu hướng giảm vẫn tiếp diễn và giá vẫn đi xuống đều, như trường hợp bên dưới:

Có một cách để dùng trung bình động là dùng kết hợp một MA dài ngày, và một MA ngắn ngày mà rất nhiều trader hay dùng, bạn cũng có thể áp dụng tương tự.

Bạn có thể hiểu như sau: Trong xu hướng tăng, đường MA nhanh – tức MA ngắn sẽ nằm trên đường MA chậm – MA dài, đối với xu hướng giảm thì ngược lại.

Bạn sẽ thấy ở giữa biểu đồ, MA20 (màu xanh) nằm dưới MA200 (màu cam), thị trường trong xu hướng giảm. Bên phải biểu đồ, sau khi MA20 cắt và nằm trên MA200, thị trường chuyển hướng ngược lại và giá có xu hướng tăng.

Bạn có thể vẽ nhiều hơn 2 đường MA và kết hợp với kiến thức của bạn về đường xu hướng, để đưa ra những quyết định tốt hơn về việc nên vào lệnh mua hay bán.

Giao dịch tại điểm cắt của các trung bình động

Tại biểu đồ giá trên, bạn chú ý thấy từ ngày 09-08 (mũi tên) thì 2 đường MA cắt nhau và sau đó kéo theo là 1 xu hướng giảm đẹp.

Nếu bạn đã đặt lệnh bán ở vùng cắt nhau của đường MA này thì bạn đã kiếm được nhiều lợi nhuận rồi. Nhưng tất nhiên giao dịch không đơn giản như vậy, bạn luôn nên giao dịch có kế hoạch sẵn trước đó và đi theo kế hoạch, đặt Lệnh chốt lời và cắt lỗ…

Bạn lưu ý sử dụng MA trong trường hợp này chỉ hiệu quả khi giá có những biến động rõ rệt, không hiệu quả với xu hướng ổn định hoặc giá đi ngang. Vì giá sẽ đi xuống và chạm Stoploss của bạn nhiều lần.

Sử dụng MA như hỗ trợ và kháng cự

Nhiều người cũng sử dụng MA như hỗ trợ trong xu hướng giá tăng và MA như kháng cự trong xu hướng giá giảm.

Hãy xem biểu đồ 2 giờ của cặp ETHUSD với EMA20, xu hướng giá tăng, nếu trader dùng EMA20 này như đường hỗ trợ thì bạn có thể mua vào ở các điểm giá chạm EMA20.

Bạn cần lưu ý là MA cũng như hỗ trợ và kháng cự bình thường mà thôi, tức là giá không chạm vào và bật ra một cách hoàn hảo mà đôi khi giá có thể vượt qua một chút trước khi quay ngược trở lại và đi đúng hướng.

Đường trung bình hoạt động khá tốt trong điều kiện xu hướng mạnh rõ ràng, nhưng kém trong xu hướng đi ngang. Điều chỉnh khung thời gian có thể khắc phục vấn đề này tạm thời. Nếu hành động giá không rõ ràng, giá có thể dao động qua lại, tạo ra nhiều tín hiệu đảo ngược xu hướng hoặc giao dịch. Tốt nhất là bạn nên sử dụng một chỉ báo khác để giúp làm rõ xu hướng. Điều tương tự có thể xảy ra với các giao thoa MA khi các MA bị “rối” trong một khoảng thời gian, làm giao dịch bị thua lỗ.

Lời kết:

Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn một trong những công cụ của TA và giúp bạn tự tin hơn trong giao dịch. Bạn nên nhớ, không nên chỉ dùng riêng MA và điểm giao nhau mà nên kết hợp với các chỉ báo TA khác nhau để tránh tín hiệu giả và luôn giao dịch theo kế hoạch bạn nhé!

Chúc bạn trading thành công!

Nguồn tham khảo: investopedia.com