Mới đây, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đề xuất quy định quản lý các nhà phát hành stablecoin giống như ngân hàng. Đây là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu đề xuất này được thông qua, nhà phát hành stablecoin sẽ được hưởng đặc quyền giống như một ngân hàng thực thụ.

Tuy nhiên, đứng trước sự khác biệt trong cách hoạt động của hệ thống tiền điện tử và ngân hàng, việc cân bằng quyền lợi giữa hai bên đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản lý.

Quy định mới về quản lý Stablecoin là cần thiết và cấp bách

Theo các chuyên gia tài chính Hoa Kỳ, tốc độ phát triển mạnh mẽ của stablecoin trong hệ sinh thái tiền điện tử là một lời nhắc nhở. Rõ ràng, so với buổi sơ khai, tiền điện tử và công nghệ blockchain đã được nâng tầm rõ rệt. Và chúng đang bộc lộ rõ những điểm mạnh như:

  • Vốn hóa thị trường stablecoin“gia tăng chóng mặt” với tổng giá trị lên tới 135 tỷ USD.
  • Stablecoin là một loại tài sản số“ổn định”. So với các loại tài sản cơ bản thì giá trị của chúng không đổi. Nhờ tính năng này, stablecoin ngày càng được sử dụng nhiều hơn để tạo điều kiện trong việc cho vay, đi vay và giao dịch các tài sản kỹ thuật số khác.
  • Càng ngày càng có doanh nghiệp và cá nhân chấp nhận thanh toán bằng stablecoin.
  • Đặc biệt, với ưu điểm chi phí giao dịch thấp, khả năng mở rộng và thanh toán tức thì, giao dịch stablecoin hoàn toàn có thể thay thế hình thức chuyển khoản ngân hàng.

Trước sự tăng trưởng vượt bậc của stablecoin và nhận thấy rõ những đơn vị phát hành stablecoin đang tự khẳng định mình, các chính phủ và cơ quan quản lý tài chính trên toàn thế giới đã bắt đầu tập trung tìm cách quản lý loại tài sản này một cách tốt hơn.

Ý tưởng quản lý stablecoin sâu sát như ngân hàng

Ở thời điểm này, rất nhiều quốc gia đã và đang áp dụng các quy định về  tiền điện tử. Trong đó, chính phủ Hoa Kỳ là một trong những đơn vị đầu tiên quan tâm đến stablecoin.

Jerome Powell  – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang cho biết: khi các loại tiền này đang được chốt theo tỷ lệ 1: 1 với USD thì việc điều chỉnh quy định về stablecoin là một điều cần thiết và cấp bách. Gary Gensler – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), cũng nhấn mạnh rằng: ý tưởng này sẽ mang lại lợi ích đối với nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.

Mặt khác, Báo cáo gần đây nhất của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã tìm ra rủi ro của stablecoin ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Bởi dù giá trị các đồng tiền điện tử được gắn với đồng Đô La Mỹ. Nhưng việc giao dịch trực tiếp, không qua bên thứ ba nên chúng rất dễ “tiếp tay” cho hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do đó, yêu cầu quan trọng đặt ra là: các công ty phát hành tablecoin nên được quản lý sâu sát giống như ngân hàng chính thống.

Cần có một sân chơi bình đẳng

Mặc dù báo cáo của Bộ Tài chính nêu bật những rủi ro tài chính của stablecoin.  Nhưng họ đã bỏ sót một điều quan trọng. Đó là chưa xem xét về việc đảm bảo stablecoin sẽ có được các đặc quyền bình đẳng như tiền tệ fiat. Mà điều đầu tiên là cần cho phép các công ty stablecoin duy trì mô hình dự trữ phân đoạn như ngân hàng.

Hiện nay, trong hệ thống dự trữ phân đoạn, các ngân hàng nhận tiền gửi ở Hoa Kỳ được giữ lại khoảng 10% tiền mặt trong tổng số tiền gửi. Khoản tiền này phục vụ cho việc rút tiền mặt hoặc cho vay… Ngân hàng cũng có thể dùng chúng tái đầu tư vào tài sản sinh lời cao thay vì giữ tiền mặt.

Trong khi đó, các nền tảng Stablecoin phải giữ tất cả các khoản tiền gửi. Toàn bộ tiền tích lũy được giữ nguyên và không phục vụ cho mục đích nào khác. Ví dụ: Theo tiết lộ gần đây của Paxos: 96% tài sản stablecoin như PAX và BUSD là được giữ lại. Và chỉ có 4% được đầu tư vào tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ.

Như vậy, đứng trước sự khác biệt quá lớn về chính sách dự trữ tiền gửi của Ngân hàng và stablecoin, Cơ quan quản lý cần nghiên cứu tạo ra một sân chơi bình đẳng và công bằng giữa hai bên. Đặc biệt, họ cũng nên lắng nghe ý kiến của các nhà phát hành stablecoin để có hướng điều chỉnh “hợp tình hợp lý”.

Tạm kết

Rất khó để nhận định trong tương lai, chuyện gì sẽ xảy ra với các nhà phát hành stablecoin. Nhưng việc đưa ra quy định quản lý họ như một ngân hàng thực thụ và cho họ được hưởng các quyền lợi tương đương không phải là một ý tưởng vội vàng, viển vông. Muốn làm được điều này, buộc phải có sự tham gia của kiểm toán. Từ đó đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng. Tránh tình trạng gian lận, rửa tiền…

Mong rằng, báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng để các nhà lãnh đạo quốc hội có cơ sở thiết lập các hướng dẫn  quy định mới trong những tháng tới. Từ đó cho phép các stablecoin mở rộng phạm vi hoạt động của mình.

Nếu bạn muốn mua stablecoin tại Việt Nam một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi? Hoặc bạn muốn bán stablecoin để rút tiền mặt tại ngân hàng Việt Nam? Truy cập nhanh https://bitcoinvn.io/ để bắt đầu thự hiện giao dịch ngay nhé!