Ở những bài trước BitcoinVN News đã giới thiệu qua 3 phương thức giao dịch cơ bản (Day Trading, Swing Trading, Scalping Trading) – hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu về phương pháp Position. Một một thức giao dịch mà một Trader chuyên nghiệp nào cũng cần phải biết và để vận dụng nó thật tốt vào các giao dịch, các bạn hãy tìm hiểu ở bài viết sau của BitcoinVN News.

Position Trading là gì?

Position là phương thức giao dịch dài hạn, thường được các nhà giao dịch áp dụng để giao dịch chứng khoán và Forex cũng như crypto. Thời gian nắm giữ lệnh mua/ bán được cho là dài nhất trong 4 phương thức giao dịch cơ bản trên. Một Position Trader có thể giữ lệnh vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí đến cả năm, và Position có những đặc điểm như sau:

Đặc điểm của phương thức giao dịch Position Trading?

Có thể dễ dàng nhìn thấy position khác hẳn với 3 phương thức còn lại. Vì thời gian giữ lệnh dài nên Position không chịu ảnh hưởng bởi biến động từ thị trường (tin tức xấu, giá cả hàng hóa lên xuống).

Các Position Trader thường không để tâm nhiều đến kết quả của giao dịch. Thường sau khi phân tích kỹ thị trường họ đặt lệnh và chờ nó đi đúng xu hướng thì họ có lợi nhuận. Còn nếu đi không đúng thì họ sẵn sàng mất tiền mà không lo ngại gì.

Position trader khá nhàn hạ về thời gian
Position trader khá nhàn hạ về thời gian

Các Trader sử dụng phương thức giao dịch này thường là những Trader có nhiều khoản tiền nhàn rỗi (nhiều hàng hóa). Vì thời gian chờ 1 lệnh khớp lệnh khá lâu lên bắt buộc phải đặt nhiều lệnh trên nhiều hàng hóa khác nhau để giúp gia tăng số lệnh (hoặc có thể gia tăng giá trị mỗi lệnh), để tối đa hóa mức ổn định được với Position.

Có một cách khác nữa giúp các trader có thể sống sót đó là vừa dùng phương thức Position trading vừa sử dụng kết hợp thêm 1 phương thức giao dịch trong ngắn hạn (Day Trading, Swing Trading, Scalping Trading) để kiếm thêm các khoản lợi nhuận ngay trong tuần.

Hạn chế của Position Trading

Vì là giao dịch dài hạn nên Position sẽ khiến cho các nhà đầu tư bị chôn vốn trong khoản thời gian dài (vài tháng đến một năm) cho đến khi khớp lệnh và thu hồi vốn. Chưa kể các lệnh dài hạn có khả bị đảo ngược xu hướng gây lỗ hoặc gây mất thời gian đối với những nhà giao dịch mới vào nghề khi chưa đủ “cứng” để làm quen với giao dịch.

Muốn đặt được nhiều lệnh hơn, các nhà giao dịch cần tham gia vào nhiều cặp sản phẩm tài chính khác trong rổ hàng hóa/ tiền tệ. Mà mỗi cặp hàng hóa lại có những đặc tính riêng nên sẽ mất thời gian để các nhà giao dịch hiểu/ phân tích về chúng (khung thời gian giao dịch, yếu tố ảnh hưởng của từng cặp hàng hóa).

Một số kĩ thuật giúp trader có thể vào lệnh dễ dàng với Position Trading

Dấu hiệu để vào lệnh trong khoảng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ (Support), kháng cự (Resistance) khi biểu đồ nến trên màn hình của bạn đang hoạt động theo xu hướng tương tự giống biểu đồ trên. Tức sau một thời gian giảm đột ngột thì trường bắt đầu có những giao động có chu kỳ. Bạn có thể kẻ 2 đường thẳng Resistance và 2 đường thẳng Support. Nếu như giá đang giao động trong khoảng hỗ trợ (Support) bạn có thể đặt lệnh mua để chờ giá tăng và ngược lại nếu giá đang giao động nằm trong khoảng 2 đường kẻ kháng cự (Resistance) bạn có thể đặt giá bán để khi giá giảm bạn sẽ có lợi nhận.

Hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance)
Hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance)

Đọc thêm: Thuật ngữ Hỗ trợ và Kháng cự cơ bản trong Trading

Điểm phá vỡ (Breakout) quá cao có thể đánh giá giảm

Nến xanh biểu thị cho giá tăng, còn nến đỏ biểu thị cho giá giảm. Điểm phá vỡ (Break) là điểm giá lên quá cao vượt giá đỉnh của đỉnh trước theo xu hướng tăng (mũi tên trên hình là đỉnh). Nhưng trong trường hợp dưới đây, giá không tăng mà lại giảm. Bởi bị nếu nối các điểm đáy của nến ta có thể thấy giá sẽ giảm ở một điểm giao nào đó.

Các trader thường hay mắc phải lỗi xác định điểm phá vỡ bị sai

Các trader thường hay mắc phải lỗi xác định điểm phá vỡ bị sai

Điểm phá vỡ đúng với dấu hiệu Pullback

Đây là điểm giá bị phá vỡ mà bạn có thể đặt lệnh tăng, tuy nhiên thị trường vẫn có thể có một Pullback (nến đỏ). Điều này khiến cho các bạn giao dịch ngắn hạn bị lỗ vì giá sẽ giảm trong một khoản nhỏ, trước khi tăng mạnh.

Lưu ý các khoản phá vỡ giá trong thị trường giao dịch
Lưu ý các khoản phá vỡ giá trong thị trường giao dịch

Xác định đúng điểm dừng lỗ với đường trung bình động MA

Chỉ số MA hầu như rất quen thuộc đối với các Trader mới vào nghề. Nhờ vào chỉ báo này, các nhà giao dịch dài hạn position có thể dễ dàng đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác hơn. Thông thường khi nào đường MA tiếp xúc với nến thì thị trường sẽ đổi chiều, giá sau đó cũng sẽ thay đổi theo

Nhận biết co thắt biến động

Các nến xanh đỏ biến động được biểu diễn như những nến ngắn, không tạo hay đi theo một xu hướng rõ ràng của thị trường. Lúc này bạn nên kết hợp với đường MA và xu hướng của thị trường để xem thử giá có tăng hay không.

Lời kết

Hôm nay, các bạn đã học được những kiến thức cơ bản để giao dịch Bitcoin. Mọi thông tin về Position Trading sẽ tiếp tục cập nhận trên trang BitcoinVN News. Cùng theo dõi thêm nhiều kiến thức hay về tiền mã hoá nhé!