Trong phiên giao dịch hôm qua 7.3.2022, một lần nữa, Phố Wall lại quay cuồng khi các cổ phiếu lớn liên tục lao dốc. Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến điều này, hầu hết các hãng tin tức đều nhấn mạnh: cuộc chiến Nga-Ukraine đang khiến điều kiện kinh tế toàn cầu bị bóp nghẹt hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu trong phiên giao dịch cùng ngày cũng phản ánh áp lực do lạm phát tăng cao.

Nền kinh tế toàn cầu bị bóp nghẹt do chiến tranh

Hôm 7.3, các nhà giao dịch đã có một ngày không mấy dễ chịu khi cổ phiếu S&P 500, Nasdaq, NYSE, Dow và nhiều cổ phiếu khác giảm mạnh. Và thay vì đổ lỗi cho những tác động của dịch bệnh Covid-19, lần này, làn sóng chỉ trích đang hướng về cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra ở châu Âu.

Chứng khoán Hoa Kỳ chìm trong sắc đỏ vào thứ Hai.

Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng: chiến tranh quân sự và các lệnh trừng phạt không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế toàn thế giới. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo “hậu quả tàn phá kinh tế đã rất nghiêm trọng”.

Theo IMF, các biện pháp trừng phạt và chiến tranh đã khiến lạm phát tăng cao,.làm gián đoạn các chuỗi cung ứng và khiến giá cả leo thang.

Hôm qua, báo cáo của Reuters cũng nhận định: hiện tại,.điều kiện tài chính trên toàn thế giới “đã bị bóp nghẹt nhất” trong vòng 2 năm trở lại đây.

Sự biến động của thị trường trái phiếu

Vào ngày 6 tháng 3, Bitcoin.com News đã báo cáo về lợi suất của Kho bạc Hoa Kỳ.đang có dấu hiệu suy thoái. Thị trường trái phiếu tiếp tục phản ánh một nền kinh tế khắc nghiệt.và lạm phát gia tăng gần “2,79% trong thập kỷ tới”..Theo dữ liệu từ các phiên giao dịch sáng thứ Hai.

Thị trường trái phiếu đã trải qua sự bất mãn và biến động mạnh trong vài tuần qua. Vào ngày 2 tháng 3, ông Travis Kling, giám đốc đầu tư của Ikigai Asset Management,.nhận xét rằng “lần trước mức độ biến động của thị trường trái phiếu cao đến mức này,.Fed đã cắt giảm lãi suất 100 bps và tăng 3 lần QE trong sáu tuần”.

Trong một ghi chú ngày 7 tháng 3, các nhà kinh tế Matthew Luzzetti và Deutsche Bank cũng.đã thảo luận về nỗi sợ lạm phát kéo dài.và áp lực đang tác động lên Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.

“Trong bối cảnh giá năng lượng leo thang do hệ lụy chiến tranh Ukraine,.lạm phát tăng cao đang khiến các quan chức Fed.khó chịu.” Các nhà kinh tế của Deutsche Bank tuyên bố.

Nền kinh tế tiền điện tử, vàng và dầu thô biến động mạnh

Trong khi cổ phiếu đang rớt giá, nền kinh tế tiền điện tử cũng phải hứng chịu “cơn thịnh nộ” khi nền kinh tế đang rung chuyển. Từ hôm qua, nền kinh tế tiền điện tử đang giảm mạnh xuống còn 1,78 nghìn tỷ đô la. Mặt khác, vàng chạm mức 2.000 USD / ounce vào thứ Hai. và hiện đang được giao dịch ở mức 1.997 USD / ounce. Cùng ngày, một thùng dầu thô cũng đã tăng lên mức cao 120,33 USD / thùng.

Nguồn: https://news.bitcoin.com