Đường trung bình động hội tụ phân kỳ
(MACD) là một chỉ báo đo lường sự thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của 1 xu hướng.

Tham khảo thêm: Mua bitcoin trên BitcoinVN

Ba thành phần chính của MACD:

  1. Đường MACD (số 1): Giúp xác định đà tăng hoặc giảm (xu hướng thị trường). Cách tính đường này: Mặc định là EMA26 – EMA12
  2. Đường tín hiệu signal (số 2): Một EMA của đường MACD (thường là EMA của 9 giai đoạn). Sử dụng kết hợp phân tích đường tín hiệu với đường MACD có thể giúp phát hiện các điểm đảo ngược tiềm năng hoặc các điểm vào và điểm ra thị trường.
  3. Biểu đồ histogram (số 3): Biểu diễn sự phân kỳ và hội tụ của đường MACD (số 1) và đường tín hiệu signal (số 2).

Bạn hãy xem biểu đồ bên dưới, MACD có giá trị dương nếu EMA26 (đường màu xanh) nằm trên EMA12 (đường màu cam) và âm nếu ngược lại.

Cách trading với chỉ báo MACD

Khi đường MACD cắt đường tín hiệu hoặc đường tham chiếu 0

Khi đường MACD cắt đường tín hiệu và đi lên, các nhà giao dịch thường hiểu đó là cơ hội mua tiềm năng (điểm vào lệnh).

Mặt khác, khi đường MACD cắt đường tín hiệu và đi xuống, các nhà giao dịch có xu hướng coi đó là cơ hội thoát lệnh – bắt đầu bán ra.

Nhưng trong 1 số trường hợp, đường MACD cắt đường tín hiệu đi lên nhưng vẫn còn nằm dưới đường trung tâm 0 (phần âm), vẫn còn nằm trong xu hướng giảm nên đây là tín hiệu sai, trader mua vào nhưng giá vẫn tiếp tục giảm. Hoặc ngược lại, tín hiệu sai đối với trường hợp MACD cắt đường tín hiệu đi xuống nhưng vẫn còn nằm trên đường 0 (phần dương).

Hoặc trader cũng bán ra khi đường EMA12 cắt xuống dưới đường EMA26 và đường MACD cắt xuống dưới đường 0. Vì xu hướng giảm hình thành.

Ngược lại, khi EMA12 cắt lên trên đường EMA26 thì MACD cũng cắt lên trên mức 0. Mỗi khi EMA giao cắt với mức 0, bạn hãy để ý đến khả năng một xu hướng tăng/ giảm mới có thể hình thành.

Do MACD giao với đường trung tâm và đường giao với đường tín hiệu có thể xảy ra nhiều lần, nên đôi khi sử dụng phương pháp này có thể tạo ra nhiều tín hiệu sai và gây nhầm lẫn.

Sử dụng phân kỳ giá

Nếu mức đỉnh giá tạo ra cao hơn mức đỉnh cho MACD tạo ra, chúng ta sẽ có phân kỳ giảm giá, cho thấy rằng mặc dù giá tăng, đà tăng giá (áp lực mua) không mạnh như trước. Phân kỳ giảm giá thường được hiểu là cơ hội bán vì đây là tín hiệu xuất hiện trước khi giá bị đảo chiều.

Ngược lại, nếu đường giá tạo đáy sau thấp hơn nhưng đường MACD tạo đáy sau cao hơn, thì đây được coi là một phân kỳ tăng, cho thấy rằng mặc dù giá giảm, áp lực mua vẫn mạnh hơn. Phân kỳ tăng giá có xu hướng xuất hiện trước khi giá bị đảo chiều, là dấu hiệu mua vào.

Kết hợp với chỉ số RSI

Khi chỉ số MACD tăng hoặc giảm nhanh, đó là tín hiệu cho thấy tài sản bị quá mua hoặc quá bán và sẽ sớm trở lại mức bình thường. Các trader thường sẽ kết hợp phân tích này với Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) hoặc các chỉ số kỹ thuật khác để xác minh các mức quá bán và quá mua sau đó sẽ đưa ra quyết định cho giao dịch của mình.

Tham khảo: Phân tích kỹ thuật TA cho người mới bắt đầu

Lời kết

Sau bài viết này, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về MACD và có thể áp dụng chúng trong giao dịch của mình. Bạn nên nhớ, tất cả các kỹ thuật chỉ là kỹ thuật, việc phân tích giá không đem đến kết quả 100% rằng xu hướng giá sẽ đi đúng theo phán đoán của bạn vì giá bị tác động rất nhiều yếu tố. Bạn luôn luôn cần lập kế hoạch trading và nhẫn nại đi theo kế hoạch của mình.

Nguồn tham khảo: investopedia.com