Giới thiệu

Ý tưởng cơ bản nhất của cryptocurrency là sáng kiến về quyền tự chủ – Người dùng có thể tự mình làm việc như một ngân hàng. Qua việc bảo vệ an toàn tài sản số, chúng ta sẽ ít bị tấn công và mất cắp tài sản như ngân hàng truyền thống hay bị. Nếu không có sự bảo mật, rủi ro bị đánh cắp số coin là luôn hiện hữu.

Tìm hiểu cách trữ tiền ảo an toàn là một bước quan trọng trong hành trình khám phá crypto. Trong bài viết này, BVNews sẽ hướng dẫn các thông tin cơ bản trong vấn đề này.

Khoá riêng tư là gì?

Khoá riêng tư, giống như chìa khoá trong đời sống thực, giúp mở khoán số coin của bạn để sử dụng. Bản chất chúng là một dãy số rất dài, rất khó để ai đó có thể đoán ra.

Private Key (Khoá riêng tư) là một đoạn mật mã phức tạp để bạn có thể truy cập vào tiền số của mình. Khoá riêng tư là một phần quan trọng của Bitcoin và tiền điện tử, giúp bảo vệ người dùng tránh khỏi hacker hay lừa đảo. Nói chung là giữ an toàn cho nguồn tiền số của bạn.

Khoá riêng tư có nhiều dạng, thường là một dãy các chữ số phức tạp để hacker khó đánh cắp. Thường khoá này dài khoảng 51 kí tự. Bạn cứ tưởng tượng địa chỉ công khai như là hòm thư điện tử của mình. Ai cũng gửi mail tới được, nhưng không thể xem được nếu không có khoá riêng tư để đăng nhập.

Nói vậy để hiểu tầm quan trọng của Private Key để giữ cẩn thận. Ví dụ trên là mail thôi, còn trong ví tiền ảo chính là tiền của bạn, là tài sản. Nếu để lộ khoá riêng tư cho người khác biết, thì khả năng bị mất tiền cao lắm.

Ví điện tử lưu khoá riêng tư của người dùng. Khi một giao dịch được thực hiện, phần mềm ví sẽ tạo ra một chữ kí số ứng với khoá riêng tư. Cách này để tạo ra một chữ kí chuẩn duy nhất giúp hệ thống vận hành an toàn. Chữ kí số đó dùng để xác nhận giao dịch đến từ một người dùng nhất định. Đảm bảo giao dịch không bị thay đổi một khi đưa lên mạng blockchain. Nếu có dữ liệu nào bị thay đổi, chữ kí sẽ thay đổi theo.

Nếu mất khoá riêng tư, xem như là mất quyền truy cập vào ví. Sẽ không thể gửi nhận nạp rút coin được. Có nhiều cách để phần mềm ví lưu giữ khoá riêng tư. Một số phần mềm ví in ra giấy kèm một mã QR code, sau đó sẽ quét mã QR khi cần xác nhận giao dịch.

Khoá riêng tư có khi cũng được lưu trong ví cứng như thẻ nhớ hay USB. Hoặc lưu trong một phần mềm máy tính offline. Những ví kiểu này thường lưu khoá công khai trên mạng, rồi lưu khoá riêng tư offline. Khi thực hiện giao dịch thường phải đưa giao dịch xuống offline kí xác nhận chữ kí số, rồi mới truyền lên mạng blockchain trở lại.

Đọc thêm: Làm sao phục hồi ví cứng của bạn với Seed Phrase?

Ví Bitcoin App trên website lưu trữ tiền điện tử

Cũng giống như sàn, ví web, đôi khi còn được gọi là ví nóng, trực tuyến, online. Là ví mà trader truy cập cryptocurrency của mình bằng cách đăng nhập vào trang web / ứng dụng bằng tên người dùng và mật khẩu; và các khóa riêng của ví của bạn được lưu trữ trên các máy chủ của công ty ví.

Một số ví web có một số tính năng khác được tích hợp như có thể mua card điện thoại và thẻ quà tặng, thanh toán hóa đơn, có thể gửi tiền ngay lập tức cho người sử dụng khác trên cùng ứng dụng, v.v.

Custodial Bitcoin wallet

Custodial wallet là loại ví tiền Bitcoin mà bạn không có quyền kiểm soát private key và hoặc quyền truy cập vào của ví của bạn. Thay vào đó, bạn đang giao phó các khóa riêng này của bạn cho nhà cung cấp dịch vụ, trong khi các khóa riêng của bạn được lưu trữ trực tuyến trên các máy chủ của bên dịch vụ đó.

Ví tiền điện tử hầu hết được truy cập thông qua tài khoản đăng nhập trên trang web/ứng dụng bằng tên người dùng và mật khẩu.

Mặc dù một số ví này có uy tín hơn và khá an toàn và ít bị hack cho đến nay, người dùng  lưu trữ tiền trên ví này vẫn không được khuyến khích. Vì bạn có khả năng mất quyền truy cập vào tất cả tiền của mình nếu một ngày đẹp trời, các công ty dịch vụ ví này bị hack hoặc đơn giản hơn là họ ôm tiền và bỏ trốn.

Những sự cố như vậy đã từng xảy ra trong trong quá khứ và bạn đừng chủ quan nghĩ rằng nó không thể sẽ xảy ra lần nữa.

Non-custodial Wallets – Ví coin online

Vì lý do trữ tiền điện tử an toàn và bảo mật, việc giáo dục bản thân về bảo mật thiết bị cơ bản được khuyến khích rất nhiều, vì một số phần mềm độc hại và virus được thiết kế để quét tìm kiếm các khóa riêng tư trên điện thoại hoặc máy tính của bạn.

Phương án lưu trữ tiền điện tử tốt nhất là gì?

Rất tiếc là không có một phương án hoàn hảo 100% cho câu hỏi này. Câu trả lời tuỳ thuộc vào vấn đề, mục đích sử dụng của bạn. Cách bạn lưu trữ và sử dụng coin hàng ngày cũng lả yếu tố cần xem xét.

Ví dụ, nếu là swing trader hẳn nhu cầu nạp rút cryptocurrency của bạn cũng khác với những HODLer dài hạn. Hoặc với các định chế tài chính có số lượng tài sản điện tử lớn, họ sẽ cần ví có thể thiết lập nhiều chữ kí. Nhằm mục đích hạn chế rủi ro và bảo mật.

Với người dùng bình thường như chúng ta, ý tưởng tốt nhất là lưu ở ví cứng. Các ví cứng là phương án khả quan nhất. Nhưng trước tiên bạn chỉ nên để một lượng Bitcoin ít thôi vào trước. Để làm quen cách sử dụng ví, những thao tác nạp rút vân vân. Bạn cũng nên lưu khoá dự phòng ở đâu đó thật cẩn thận. Để phòng trường hợp mất hoặc ví cứng bị hư hỏng. Đảm bảo rằng khoá bạn lưu offline, tức viết chúng ra giấy. Và để ở nơi không bị mối mọt hay có thể bị cháy nổ.

Ví online cũng tốt cho lượng coin ít dùng để mua hàng hoá hay thanh toán hàng ngày. Nếu ví cứng thì như tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Thì ví điện thoại, ví online như ví tiền hàng ngày bạn mua cà phê, gửi xe vân vân. Tốt nhất không nên để quá nhiều coin vào ví nóng.

Lời kết

Với vần đề trữ tiền điện tử, công nghệ blockchain ngày nay cung cấp rất nhiều giải pháp. Tuy nhiên, mỗi phương án tất nhiên đi kèm ưu nhược điểm riêng. Bạn cần phải nghiên cứu kĩ càng, chọn cho mình một cách thức giữ Bitcoin và crypto phù hợp nhất cho cá nhân sử dụng.