Cùng với chỉ số tổng lượng coin đang lưu thông (circulating supply) và vốn hóa thị trường (market capitalization), khối lượng (volume) là một trong những chỉ số cực kì quan trọng trong trị trường tiền điện tử. Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích tại sao volume giao dịch lại là chỉ số quan trọng như vậy khi phân tích tiềm năng và dự đoán xu hướng giá của thị trường hoặc một loại tiền điện tử nào đó.

Volume là gì?

Khối lượng giao dịch của một tiền điện tử được liệt kê trên trang CoinMarketCap.com khá là đơn giản. Đó là lượng tiền ảo được giao dịch trong vòng 24h qua. Ví dụ, đã có khoảng hơn 22 tỷ USD Bitcoin (BTC) được giao dịch trong ngày hôm qua.

Bạn có thể hiểu số liệu này dưới nhiều cách nhìn khác nhau: nó tương đương 22 tỷ Euros, hoặc là tương đương với 2tr BTC. Trong 24h giờ qua, gần 14.97% tổng lượng BTC được giao dịch tại sàn Bitfinex, khi giá của nó ở mức 9254$ tại thời điểm viết bài này.

Cơ bản, volume giao dịch nhấn mạnh lượng người tham gia mua bán một loại tiền điện tử đó. Nếu giá của  BTC tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng, tức là số lượng người tham gia giao dịch đang bắt đầu thay đổi, gần như tăng lên. Trong trường hợp ngược lại, nếu giá BTC sụt giảm, khối lượng giao dịch sẽ giảm, tức là chỉ có số lượng ít người đang đu theo các giao dịch.

Tại sao chỉ số này quan trọng?

Khối lượng giao dịch có thể được xem là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá về một đồng tiền điện tử bởi vì nó thể hiện rất nhiều điền về “sức khỏe” của đồng tiền đó. Từ khối lượng giao dịch, ta có thể dự đoán được xu hướng và sự biến động. Chính về thế, đây là chỉ số thiết yếu mà mỗi “trader” cần phải quan tâm.

Bạn có thể cập nhật sự thay đổi volume giao dịch đến từng phút. Trên coinmarketcap.com, bạn có thể xem lại lịch sử khối lượng giao dịch trong 24h, 1 tuần, 30 ngày hoặc lâu hơn. Việc này giúp bạn đánh giá được liệu giá “rung lắc” là bất thường hay là bình thường.

Một đồng tiền điện tử có sự biến động giá lớn thường xuyên sẽ không hấp dẫn khi nó có khối lượng giao dịch lớn. Nếu nó thông thường có khối lượng giao dịch thấp, nhưng giao dịch dày đặc trong suốt 24h có thể là dấu hiệu cho thấy giá trị của nó đang được chi phối một phần có chủ đích. Hãy thật cẩn thận tại thời điểm đó.

Bạn cũng có thể biết được volume giao dịch của một sàn nào đó. Việc này rất quan trọng vì nó cho bạn biết được sự sôi động sàn đó. Đồng thời, có một sàn chỉ hoạt động trong một khu vực địa lý lãnh thổ nào đó mà thôi. Ví dụ như Kraken hầu như chỉ hoạt động ở châu Âu, trong khi OKcoin ở Trung Quốc cho đến khi chính phủ sở tại yêu cầu đóng cửa.

Khối lượng giao dịch của một sàn (volume by exchange) cho chúng ta thấy sàn nào đang tập trung đông hoạt động mua bán. Một số sàn cũng có thể chơi trò không thu phí khi gửi coin qua lại với nhau nhằm tăng khối lượng giao dịch lên nhằm đánh lừa niềm tin của người chơi.

Ý nghĩa của Volume

Thông thường, những đồng tiền điện tử phố biến nhất sẽ là những đồng được giao dịch nhiều nhất, tức có khối lượng giao dịch nhiều nhất.

Nếu bạn sắp xếp các đồng tiền điện tử theo tứ tự volume giao dịch trên trang coinmarketcap, bạn sẽ dễ dàng nhận ra 3 đồng tiền điện tử Bitcoin, Etherium và Ripple có volume giao dịch lớn nhất, cũng có vốn hóa thị trường (market capitalization) lớn nhất. Kéo xuống dưới một tí, chúng ta có Neo, Dash, BitcoinCash, hay là Paxos Standard.

Nhiều khi đây là lần bạn biết đến Paxos Standard, ít ai nhắc tới nó. Nhưng trong vòng 24h qua, nó lại có khối lượng giao dịch rất lớn, đứng thứ 32, việc này sẽ thu hút khá lớn sự chú ý của nhà đầu tư “lướt ván” muốn đu theo trend tức thì.

Còn nếu bạn xếp theo khối lượng giao dịch thấp nhất, DxChain Token rất nổi bật khi giá của nó tăng đến hơn 25% trong 24h qua. Quá tuyệt vời. Nhưng khối lượng giao dịch quá thấp sẽ khiến cho nhà đầu tư lo ngại. Đó là do có thể việc tăng giá này sẽ không bền vững, hoặc có thể nó sẽ sớm tiến tới giai đoạn điều chỉnh giá. Dĩ nhiên, chẳng ai dám nhảy vào tại những thời điểm như thế này cả trừ khi bạn là người quá ưa thích mạo hiểm. 😀

Nếu bạn đem biểu đồ khối lượng giao dịch của một đồng nào đó trong một ngày so sánh với nó trong 7 ngày, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra được xu hướng ngay. Bạn sẽ biết được ngày nào là ngày đồng đó được giao dịch được giao dịch nhộn nhịp, giá sẽ biến động rất dễ dàng.

Thị trường tiền điện tử rất khác biệt so với thị trường tài chính chứng khoán truyền thống bởi vì những loại tiền điện tử này không tạo ra những tuyên bố về mặt tài chính, chúng có khá ít các chỉ số để chúng ta có thể quan tâm và đánh giá. Nhưng việc so sánh volume giao dịch cho ta một cái nhìn về mức độ giao dịch của chúng. Trong 24h qua, có trên 22 tỷ USD BTC được giao dịch, ETH có hơn 9 tỷ USD.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán truyền thống, khối lượng giao dịch cổ phiếu APPLE trong 1 ngày cũng chỉ ở mức 18 triệu USD. Chúng ta có thể thấy các đồng tiền điện tử hiện nay được giao dịch nhiều đến mức độ như thế nào.

Lời kết

Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư, volume giao dịch gợi ý cho chúng ta thấy sự bền vững của một biến động giá nào đó. Giá biến động quá lớn với khối lượng giao dịch thấp có thể coi là mồi câu dành cho những chú cá “ngây thơ”. Giá có thể rớt mạnh bất cứ lúc nào. Còn một cú giảm giá với một volume giao dịch đủ lớn báo hiệu cho một đợt “đỏ sàn” kéo dài.

Tuy nhiên không có điều gì là chắc chắn ở thị trường tiền điện tử này cả. Hãy thật cẩn thận với mỗi lần click chuột xuống tiền của bạn. Dù gì đi nữa, volume giao dịch là một chỉ số đáng tin cậy mà bạn cần phải nằm lòng.

Theo coinist.io

Tham khảo các bài viết khác

Nghi vấn hơn 80% volume từ các sàn giao dịch tiền điện tử là giả

Hiểu về mức phí giao dịch các sàn tiền điện tử quốc tế 2019

Giao dịch Bitcoin (BTC) – Tiền điện tử tại Việt Nam trên sàn VBTC