Khi mới bắt đầu tham gia đầu tư Bitcoin và tiền điện tử, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi và có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn mà bạn nghe không hiểu, BitcoinVN hôm nay sẽ trang bị cho bạn các kiến thức cơ bản từ Bitcoin là gì, Blockchain là gì, sàn giao dịch là gì,… Nào, các bạn hãy dành ít thời gian để đọc bài viết này nhé!

Cập nhật: tháng 11 năm 2019

Các câu hỏi cơ bản khi mới tham gia đầu tư Bitcoin

Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử là một loại tiền mã hóa lưu thông trên Internet và được tạo ra nhằm mục đích thay thế tiền pháp định.

Sàn giao dịch tiền điện tử là gì?

Sàn giao dịch điện tử được tạo ra dưới hình thức webpage giúp các tổ chức hay cá nhân giao dịch trao đổi các loại tiền điện tử với nhau.

Bitcoin là gì? Blockchain là gì?

Bitcoin là một trong những loại tiền điện tử mã hóa nổi tiếng nhất hiện nay. Được tạo ra và phát triển bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2009. Bitcoin không bị lệ thuộc vào bất kỳ trung gian nào. Vì thế Bitcoin được tạo ra nhằm mục đích đổi mới và thay đổi tiền pháp định.

Blockchain còn được gọi là Sổ cái (Ledger), là hệ thống dữ liệu mã hóa cho phép lưu trữ, truyển tải các khối (block). Các khối này liên kết với nhau và được quản lý chung bởi tất cả mọi người sử dụng hệ thống. Các khối được ghi nhận các dữ liệu về giao dịch tiền điện tử thì sẽ không thể này thay đổi được, nếu muốn tiếp nhận thêm thông tin thì phải có được sự chấp nhận của tất cả mọi người.

Hướng dẫn đầu tư Bitcoin và tiền điện tử cho người mới a-z

Ví điện tử (Wallet) Khoá cá nhân (Private Key)

Ví điện tử là công cụ dùng để lưu trữ tài sản điện tử.

Khóa cá nhân là khóa được mã hóa giúp cho người giao dịch quản lý và bảo vệ tài sản điện tử, tránh người khác truy cập trái phép và đánh cắp tài sản.

Khoá công khai (Public Key)

Khóa công khai là mật mã được mã hóa cho phép người dùng nhận tiền điện tử vào tài khoản của mình thông qua giao dịch. Khóa công khai còn được biết đến dưới cái tên “địa chỉ Ví”.

Altcoin là gì?

Altcoin là tên gọi chung cho tất cả những loại coin đang có trên thị trường ngoài trừ Bitcoin. Altcoin ra đời sau Bitcoin và được tạo ra nhằm mục đích cải thiện được những nhược điểm của Bitcoin.

KYC là gì?

KYC (Know Your Customer) là phương thức xác minh danh tính của các trader để quản lý những gian lận, hành vi phạm pháp và đặc biết là chống rửa tiền.

Hold (hodl) Coin và Trade Coin là gì?

Hold Coin là có thể hiểu rằng cách Đầu tư coin dài hạn. Thời gian đầu tư có thể rất dài, vào khoảng vài tháng cho đến vài năm. Nếu chọn đi theo con đường này thì trader phải tìm hiêu đâu là loại coin có tiềm năng dài hạn để đầu tư và sẽ bán lúc đạt đúng mong đợi. Hold coin còn được gọi là hodl và người hodl còn được gọi là Hodler.

Trade coin thì hoàn toàn ngược lại Hold coin – Đầu tư ngắn hạn hay còn được gọi là đầu tư lướt sóng. Cách trade coin thường thấy là mua với giá thấp và bán liền khi thấy giá bắt đầu tăng lên lại. Nhưng Trade coin đòi hỏi trader phải có kiến thức nhất định về thị trường, phải biết cách đọc biểu đồ và tất nhiên là cần quyết đoán nữa.

Dump/Pump là gì?

Xả (Dump) và bơm (Pump) là cách mà một nhóm người có thể làm để thay đổi giá trị của tiền điện tử trên thị trường để làm tăng lợi nhuận cho riêng mình. Đây được coi là một hành vi bất hợp pháp tuy nhiên hiện tại cũng chưa có cách nào để ngăn chặn và khắc phục việc này.

FOMO là gì?

FOMO (Fear Of Missing Out) là hội chứng tâm lý thường thấy của các trader. Đây là thuật ngữ để chỉ nỗi sợ bỏ mất cơ hội tốt. Những trader này thường sẽ có cảm giác bất an, ám ảnh khi không nắm bắt cơ hội kịp thời so với những người khác, dẫn đến việc không đạt được lợi nhuận như người khác. Việc này dẫn đến sự mất cân bằng, không sáng suốt thiếu lý trí khi đưa ra những quyết định tiếp theo.

FUD là gì?

FUD là viết tắt của ba từ Fear, Uncertainty và Doubt, được dịch ra là hội chứng sợ hãi, không chắc chắn và lúc nào cũng nghi ngờ. FUD là cụm từ ám chỉ việc ảnh hưởng của những tin tức xấu làm cho trader cảm thấy hoang mang, sợ hãi. Như việc mạng Xã hội đưa ra những tin đồn thất thiệt, không được kiểm chứng làm cho trader bán tháo tiền điện tử làm cho giá trị tiền điện tử trên thị trường bị lung lay, thậm chí là sụt giảm nghiêm trọng. Và đây là cơ hội cho những Cá mập thu gom tiền điện tử với giá cực rẻ. Và thường thì những tin này cũng do Cá mập tạo ra mà thôi.

2FA là gì?

2FA được gọi là Two-factor Authentication, được hiểu nôm na là mã xác thực 2 lớp. Đây là password thứ 2 của bạn. Bạn có thể dùng phần mêm Authy hoặc Google Authenticator để tạo ra mã 2FA.

Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là gì?

Hợp đồng thông minh là một thuật ngữ diễn tả một công nghệ dựa trên blockchain để tạo ra và thực thi các điều khoản trong hợp đồng đó một cách tự động và không thể bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Hợp đồng thông minh được tạo ra để 2 người lạ có thể giao dịch hoặc làm việc với nhau mà không cần có bên thứ 3 (trung gian).

ICO / IEO / STO là gì ?

  • ICO (Initial Coin Offering): là cơ chế huy động vốn bằng crypto từ các nhà đầu tư (crowdfunding). Chủ dự án sẽ giới thiệu tiềm năng của dự án và phát hành token. Nếu có được lòng tin từ nhà đầu tư thì token sẽ được bán ra và có thể quy đổi để lấy các loại tiền điện tử khác (Bitcoin, Ethereum).
  • IEO (Initial Exchange Offering): có cách thức hoạt động giống ICO, nhưng có điểm khác với ICO là IEO là hình thức chào bán token trên sàn giao dịch tiền điện tử. Các sàn giao dịch trung gian này sẽ giúp các nhà đầu tư chọn và kiểm soát các dự án tiềm năng. Chủ đầu tư sẽ tiết kiệm thời gian nghiên cứu và kiếm dự án và vẫn có thể chọn ra dự án mà mình tin tưởng.
  • STO (Security Token Offering): Là một hình thức gây quỹ mới. Nó khá giống với lại IPO. STO sẽ phát hành Security Token cho các nhà đầu tư dưới dạng (IOU – I owe you). Các token này giống như một dạng hợp đồng có tính pháp lý rõ ràng giúp các nhà đầu tư có cổ phần và tiếng nói trong công ty khi ra quyết định kinh doanh.

Token là gì?

Token là tiền điện tử được tổ chức hoặc cá nhận phát hạnh trong các đợt ICO. Token thường được tạo ra dựa trên nền tảng của một coin nhất định.

Utility Token là gì?

Utility Token (token tiện ích) là loại token khong đủ các tiêu chí của bài kiểm tra Howey, token này cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào một dịch vụ hoặc sản phẩm của các ICO, Utility token không phải là token dùng để đầu tư mà được dùng trong những ứng dụng thực tế. Giá trị của Utility token tăng lên khi sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án đó phát triển. Và loại token này không chịu sự quy định chung của luật chứng khoán

Security Token là gì?

Security token (Token chứng khoán) là loại token vượt qua được các tiêu chí của bài kiểm tra Howey. Token này phải tuân thủ các quy định của luật chứng khoán. Token này là một dạng hợp đồng đầu tư. Người dùng sẽ chợ đợi giá trị của Secutiry token tăng theo thời gian, hoặc cũng có thể lướt sóng để kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá.

Những hình thức kiếm tiền từ tiền điện tử

Đầu tư tiền điện tử theo mô hình MLM

Mô hình MLM (Multi Level Marketing) là mô hình đầu tư đa cấp, hay còn được gọi là mô hình kim tự tháp (Ponzi). Mô hình MLM được thành lập chủ yếu là lừa đảo chứ không giúp ích được gì cho nhà đầu tư. Các bạn có thể xem thêm về MLM tại đây

Đầu tư tiền điện tử theo HYIP

HYIP (High Yield Invesment Programs) có nghĩa là mô hình đầu tư siêu lợi nhuận. Như đúng theo cái tên của nó, loại hình đầu tư này sẽ giúp bạn có lợi nhiêu rất nhiều hàng tháng. Lợi nhuận nhiều thì dẫn đến rủi ro cao. Thường thì HYIP là mô hình lừa đảo, vấn để chỉ là thời gian mà thôi. Thường thì các nhà đầu tư sẽ nhận thấy được rủi ro cao mà mô hình này mang lại sau một thời gian, và khả năng mất trắng sẽ rất cao.

Đầu tư tiền điện tử theo hình thức kêu gọi vốn (ICO, IEO, STO)

ICO, IEO, STO là cơ chế huy động vốn từ các nhà đầu tư (crowdfunding). Chủ dự án sẽ giới thiệu tiềm năng của dự án và phát hành token. Nếu các nhà đầu tư thấy hấp dẫn thì sẽ mua các token này để trữ, giao dịch hoặc quy đổi ra các loại coin khác.

Đầu tư Hold và Trade (Trữ và giao dịch)

Hold và Trade là 2 phương pháp đầu tư chính của thị trường Crypto. Hold là trữ, Các Holder mua coin vào và bán ra khi coin lên giá (thời gian đầu tư có thể từ vài tháng cho đến vài năm). Trade là mua bán hay còn gọi là lướt sóng, Trader mua và bán ngay coin khi vừa được giá, chứ không tích trữ như holder.

Kiến thức cơ bản về thị trường

Truy cập coinmarketcap, đây là trang thông tin hữu ích về các coin/token hiện có trên thị trường, các dự án này phải trải qua các qui định kiểm duyệt gắt gao về chất lượng trước khi được list lên coinmarketcap. Qua đó người dùng cũng sẽ giảm thiểu được thời gian để nghiên cứu về các dự án mà họ muốn đầu tư.

Coinmarketcap - dữ liệu tháng 10 năm 2019
Coinmarketcap – dữ liệu tháng 10 năm 2019

Bitcoin hiện chiếm 66.5% tổng vốn hóa thị trường (“Bitcoin Dominance” dòng trên cùng), phần còn lại là các Altcoin, khi vốn hóa Bitcoin giảm, thường dòng vốn sẽ đổ dồn vào Altcoin và ngược lại.

Các Alcoin có thể là coin (tức có blockchain riêng) hoặc coin trên blockchain khác, gọi là Token (hình dưới). Điển hình blockchain của ETH cho phép các dự án khác xây dựng trên chain ETH và token đó được gọi là Token ERC-20. các token sau khi chuyển qua chain riêng của mình được gọi là Mainnet, những dự án đã Mainnet thường giá sẽ tăng sau đó, do nhà đầu tư đánh giá độ nghiêm túc của dự án và nó có tiềm năng phát triển.

Phân loại Token/coin - thứ hạng của token
Phân loại Token/coin – thứ hạng của token

Top coin là những coin/token có vốn hóa thị trường cao nhất, tức được người dùng mua/giữ /giao dịch nhiều nhất, bạn có thể tìm kiếm thông tin từ các top coin này để mua và trữ dài hạn nếu bạn muốn hold (ví dụ: Tether USDT đang giữ vị trí thứ 5, đây là 1 đồng coin ổn định, người dùng thường mua nó để chuyển qua các sàn quốc tế để mua các loại coin hiếm/ hoặc dự án được cho là tiềm năng). Bạn cần tìm hiểu tạo ví, cách mua trên 1 sàn an toàn và uy tín.

Phân biệt sàn giao dịch và coin

Coin là đồng tiền điện tử dùng để giao dịch, còn sàn giao dịch là nơi cho người dùng giao dịch tiền điện tử, nhưng sàn cũng có thể có coin riêng của sàn gọi là coin sàn, ví dụ, bạn điền “binance” vào ô tìm kiếm trên coinmarketcap, sẽ có 2 phần cho bạn chọn, phía trên là (BNB) coin sàn và bên dưới là exchange sàn giao dịch Binance.

Hướng dẫn đầu tư Bitcoin và tiền điện tử cho người mới a-z

Thường các sàn phát hành coin riêng của họ nhằm mục đích xây dựng hệ sinh thái và khuyến khích sử dụng đồng coin này để tăng volume giao dịch của coin sàn, giảm phí giao dịch và nhiều tiện ích khác sàn cung cấp cho người dùng.

Sự khác biệt các sàn giao dịch tiền điện tử

Hiện nay có 2 loại sàn giao dịch điện tử: sàn phi tập trung – decentralized exchange (DEX) và sàn tập trung – centralized exchange (CEX). Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Phân loại các đồng coin

Bitcoin – Vua các đồng coin:  Bitcoin không có tổ chức đứng sau, được xem là kim cương trong ngành tiền điện tử, giá Bitcoin tăng hoặc giảm cũng ảnh hưởng đến các đồng coin khác theo lý thuyết, nếu volume Bitcoin giảm, hoặc vốn hóa sẽ đổ dồn vào Altcoin, hoặc toàn bộ vốn hóa sẽ bị rút khỏi thị trường này và đổ vào các thị trường tài chính khác.

Tether (USDT) – là đồng coin ổn định đời đầu, trader mua USDT bằng VND và nạp USDT vào các sàn quốc tế, nơi có tính thanh khoản cao và giá tốt để giao dịch, sau khi có lợi nhuận, họ rút về các sàn giao dịch nội địa và bán ra chuyển thành tiền pháp định. Hiện USDT có nhiều FUD do Công ty đứng sau nó không đưa ra được các bằng chứng chứng minh sự minh bạch trong kinh doanh.

Phân loại Coin theo vốn hoá thị trường

  • Nhóm top coin: là nhóm coin top trên coinmarketcap có vốn hóa trên 1 tỷ USD, là những coin/token ra đời sớm và đã có chỗ đứng trong thị trường, có tính thanh khoản tốt, volume giao dịch và bảo mật cao, không dễ biến mất trong thị trường. Đa số được list hầu hết trên các sàn giao dịch nên dễ mua.
  • Nhóm coin tiềm năng: Có vốn hóa trên 100 triệu USD trên coinmarketcap, thứ hạng các coin này lên xuống thất thường và dễ được bơm để nhảy vào top coin. Nhóm này phải kể đến những coin chưa được list lên coinmarketcap nhưng là những là dự án của các tổ chức kinh tế lớn đứng sau và có khả năng tăng giá rất cao.
  • Nhóm coin rác: Có vốn hóa nhỏ, dưới 100 triệu USD, đây là những dự án mới ra đời, marketing chưa đủ, chưa lên nhiều sàn, nên chưa nhiều người biết đến, có vài dự án trong nhóm này cũng có thể là coin tiềm năng.
  • Nhóm coin siêu rác: Có vốn hóa siêu nhỏ, chưa lên sàn, các dự án trong nhóm này cũng có thể tăng cấp số nhân nếu được lên sàn.

Các dự án trong 2 nhóm đầu, nếu bạn đầu tư, khả năng sinh lợi sẽ thấp hơn nhưng độ rủi ro cũng sẽ thấp hơn, thường dành cho những nhà đầu tư có vốn mạnh. Các nhóm sau, nếu bạn chấp nhận được độ rủi ro, vốn bạn bỏ ra có thể x10 hoặc x100 sau 1-2 năm, thường các bạn mới tham gia có vốn nhỏ thường muốn đầu tư theo nhóm này để tăng vốn nhanh, nhưng độ rủi ro theo đó cũng tăng, và bạn có thể mất trắng toàn bộ vốn bỏ ra nếu dự án bị chết.

Phân loại Coin theo ứng dụng

Có 2 nhóm chính: nhóm nền tảng và nhóm tiền tệ.

  • Nhóm tiền tệ: Mục đích tạo ra là để giao dịch thay cho tiền pháp định, tiêu biểu trong nhóm này là Bitcoin và Bitcoin Cash, Riple và Dash. Các loại đồng này có thể có lượng cung cố định không lạm phát hoặc vô định. Và có loại thì ẩn danh bảo mật tốt (privacy coin) như Dash, Monero hoặc Zcash và gần đây các dự án nổi lên như Beam và Grin sử dụng thuật toán Mimble Wimble.
  • Nhóm nền tảng: Tiêu biểu như Etherium, Qtum, IOTA, gần đây có ONT,… ngoài chức năng dùng để giao dịch, nhóm này còn được dùng để làm nền để phát triển các ứng dụng trên chain của nó như hợp đồng thông minh, ứng dụng phi tập trung Dapp, Lending,… Và các dự án này cần rất nhiều thời gian để chứng minh được mục đích ra đời của nó, điều này khác với nhóm tiền tệ.

Kỹ năng phân tích cơ bản các đồng Coin

Bạn cần biết cách tìm hiểu 1 loại coin hay 1 dự án có phải là dự án thật hay không theo các tiêu chí sau:

  • Mục đích tạo ra dự án đó là gì?
  • Team và cố vấn đứng sau dự án bao gồm những ai, team này có thật hay không (Team có bị dính FUD hay Scam lừa đảo đa cấp MLM nào hay không?) Họ hoạt động có ổn định hay không? Bạn có thể tham gia vào các group Telegram của dự án này để theo dõi các hoạt động cập nhật của dự án.
  • Thời gian dự án tồn tại là bao lâu trên thị trường
  • Nền tảng mã nguồn mà họ phát triển có ổn hay không? Bạn cần có chút vốn tiếng Anh để tham gia vào các diễn đàn quốc tế (như Reddit.com) để tham khảo thêm các comment của dân Tech đang bàn gì về dự án này nếu bạn không rành Tech.
  • Lộ trình phát triển họ đưa ra và đã làm theo có ổn không? Có chệch Roadmap không?
  • Dự án có minh bạch hay không?  Dự án có dính FUD lừa đảo nào không? Tất cả các dự án thiếu thông tin thường không đáng tin cậy.

Tìm hiểu về cách đăng ký sàn giao dịch

Để giao dịch được trên các sàn, bạn cần học cách đăng ký và sử dụng sàn giao dịch đó, bạn nên nên sử dụng các thông tin thật và giấy tờ thật của mình để đăng ký tránh trường hợp sau này, khi giao dịch gặp vấn đề bạn cần hỗ trợ từ sàn, họ có thể yêu cầu bạn gửi xác minh lần nữa!

Tạo tài khoản và xác minh tài khoản và giao dịch: Bạn cần chuẩn bị email (tốt nhất nên sử dụng Gmail và bật 2 lớp xác thực cho gmail), số điện thoại, CMND hoặc hộ chiếu của bạn.

Tài khoản Telegram (để gia nhập vào cộng đồng của sàn và cập nhật thông tin mới nhất),  Máy tính (có cài phần mềm diệt virus), tài khoản NH, ví điện tử.

Lưu ý: bạn nên chọn các sàn có thanh khoản cao và có uy tín lâu năm, tránh để bị mất tài sản khi giao dịch trên những sàn có volume thấp hoặc lạ nhé, đã có rất nhiều sàn lừa đảo người dùng, biến mất sau khi volume giao dịch tăng cao. Đây là các sàn được xây dựng với mục đích lừa đảo.

Bạn cần tham khảo thêm:

Cách mua bán Bitcoin trữ Bitcoin an toàn cập nhật 2019

Cách đăng kí sàn giao dịch tiền điện tử cập nhật năm 2019

Tham gia đầu tư vào thị trường tiền điện tử

Sau khi qua các bước trên, bạn có thể bắt đầu giao dịch tại các sàn quốc tế này (các sàn này thường không cho nạp bằng VND), BitcoinVN khuyên bạn nên bỏ ra chút vốn để tập giao dịch cho quen tay, các bước tham gia thường bao gồm:

Bước 1: Nạp tiền vào tài khoản tại sàn ở Việt Nam và mua tiền điện tử.

Bước 2: Mua tiền điện tử để nạp lên các sàn quốc tế, thường là BTC, ETH, USDT, chuyển các coin này lên sàn quốc tế (thường nên mua ở sàn quốc tế lớn và có uy tín lâu năm) và mua loại coin mà bạn muốn.

Bước 3: Khi muốn bán qua VND, thì thường bạn phải bán coin này qua USDT và rút về tài khoản tại sàn ở Việt Nam hoặc chợ đen và bán, VND sẽ được trả qua tài khoản NH của bạn sau khi sàn ở Việt Nam nhận được tiền crypto. Chợ đen là các group Telegram “chợ Bitcoin”, BitcoinVN khuyên bạn chỉ nên giao dịch với những người dealer mà bạn đã biết trước là họ làm ăn chân chính qua bạn bè giới thiệu.

Những lưu ý khắc cốt ghi tâm khi tham gia đầu tư tiền điện tử

Có một vài điều bạn cần ghi nhớ, những lời khuyên này do người đi trước truyền lại, vì đã có quá nhiều vụ lừa đảo tiền điện tử xảy ra:

Tuyệt đối không bao giờ đưa mật khẩu, thông tin tài khoản trên sàn hay ví của bạn cho bất kỳ ai, kể cả bạn thân của bạn, hoặc ai đó tự xưng là chủ sàn/hỗ trợ sàn nơi bạn đang giao dịch. Thậm chí từ các cuộc gọi Telegram, họ có thể giả danh bạn bè của bạn, bạn luôn cần xác thực lại thông tin, những kẻ lừa đảo thường cho bạn rất ít thời gian để phản ứng và suy nghĩ, bạn cần phải luôn tỉnh táo, không có gì phải vội trong chuyện tiền bạc và giao dịch cả.

Không bao giờ đầu tư hết số tiền vào 1 dự án, bạn nên chia trứng ra nhiều rổ. Các dự án sẽ có khả năng và tiềm năng tăng giá khác nhau. Luôn chia vốn ra: hơn 50% trong danh mục đầu tư là BTC, sau đó đến các coin và altcoin khác.

Cố gắng bảo mật các tài khoản của mình bằng mật khẩu khó đoán (mật khẩu nên hơn 8 ký tự ngẫu nhiên như hsiJD890d#@), luôn cài 2FA cho email và tài khoản. Máy tính dùng để giao dịch thì nên giữ sạch tránh donwload file và truy cập vào các trang web lạ nhiễm virus. Điện thoại luôn để ý, nếu phải mang ra tiệm sửa, bạn cần hủy app 2FA này.

Kiểm tra và nghiên cứu thật kỹ các dự án crypto mà bạn muốn đầu tư. Không vì thiếu kiến thức và nghe theo kèo của các nhóm share kèo, bạn phải chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của bạn.

Nên tham gia vào các group chia sẻ thông tin để cập nhật thêm tình hình thị trường, dự án,… Nhưng tuyệt đối bạn không nên trả lời nếu ai đó cố nhắn tin và gọi riêng cho bạn. Nếu họ liên lạc bạn trước, họ là kẻ lừa đảo. Đã có rất nhiều vụ lừa đảo xảy ra như thế này, bạn luôn nên cảnh giác.

Không chạy theo FUD, nếu giá của coin đó đã lên cao, bạn vào thì chỉ đu đỉnh mà thôi! Nếu bạn đã chốt lời, không vào lại nếu giá tiếp tục tăng.

Lời kết:

Đầu tư tiền điện tử, bạn sẽ có thêm cơ hội làm giàu nhanh chóng, nhưng cơ hội luôn đi kèm theo rủi ro, số vốn bạn bỏ ra có thể giảm hơn 2/3 hoặc nhiều hơn. Lúc này, bạn nên bình tĩnh lại, nếu bạn đầu tư coin top hoặc BTC, giá chắc chắn dần tăng trở lại, vấn đề bạn cần kiên nhẫn chờ đợi. Chúc bạn may mắn trong giao dịch của mình!

Các bài hữu ích bạn cần xem thêm:

Rủi ro khi đầu tư tiền điện tử/tiền ảo bạn nên biết năm 2019

Hiểu về mức phí giao dịch các sàn tiền điện tử tại Việt nam cập nhật mới nhất tháng 10 2019

Tham gia ngay cộng đồng của BitcoinVN để trở thành người nắm thông tin thị trường nhanh nhất: https://t.me/bitcoinvn_community