Khi giao dịch Bitcoin, mọi người đều nghe nhắc đến Hỗ trợ và Kháng cự. Nói một cách đơn giản, vùng hỗ trợ là nơi giá của một tài sản có xu hướng ngừng giảm và vùng kháng cự là nơi giá có xu hướng ngừng tăng.

Nhưng các trader thực sự cần hiểu rõ về hỗ trợ và kháng cự ngoài các định nghĩa đơn giản đó trước khi họ đưa ra quyết định giao dịch dựa trên khu vực đó trên biểu đồ giá.

Trước tiên bạn cần hiểu cách giá thường di chuyển, từ đó bạn có thể hiểu rõ được hỗ trợ và kháng cự trong vùng giá đó. Cũng cần lưu ý rằng có nhiều loại hỗ trợ và kháng cự khác nhau, gồm loại nhỏ – yếu và chính – mạnh. Các mức nhỏ dự kiến sẽ bị phá vỡ, trong khi các mức mạnh có thể giữ lâu hơn và khiến giá phải di chuyển theo hướng khác.

1. Sử dụng đường xu hướng

Đường hỗ trợ & kháng cự là các đường có màu xanh (hình dưới) ngang hoặc xéo, còn được gọi là đường xu hướng.

Nếu giá bị chặn và đảo chiều trong cùng một vùng giá từ hai lần liên tiếp trở lên, thì một đường ngang (ví dụ ở hình dưới là số 1 – số 2)  được vẽ để cho thấy rằng thị trường đang vật lộn để di chuyển qua vùng giá đó.

Ở xu hướng tăng, chart giá sẽ xuất hiện đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước, nối các đáy hoặc đỉnh lại thành 1 đường trong 1 xu hướng (số 4 ) .

Ngược lại ở xu hướng giảm, chart giá sẽ xuất hiện đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước, nối các đáy hoặc đỉnh lại thành 1 đường trong 1 xu hướng (số 3).

Sau đó mở rộng đường đó sang bên phải để xem giá có thể tìm thấy hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai hay không (ví dụ đường số 3 mở rộng ra bên phải).

Đường xu hướng là vùng giá có thể tạo ra lực hỗ trợ và kháng cự.

2. Các vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh và yếu

  • Mức hỗ trợ – kháng cự yếu thường không giữ được lâu.

Ví dụ: Nếu giá đang có xu hướng giảm, ban đầu nó sẽ giảm xuống, sau đó bật lên tại vùng hỗ trợ và sau đó lại giảm trở lại. Mức đó có thể được đánh dấu là một vùng hỗ trợ nhỏ vì khi giá tiến đến vùng giá này đã chững lại và bật lên. Nhưng cuối cùng giá sẽ rớt xuống qua mức hỗ trợ nhỏ mà không gặp nhiều vấn đề.

ngưỡng hỗ trợ yếu
Chart khung giờ theo 12 giờ cặp ETHUSD – Ngưỡng hỗ trợ yếu

Các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự nhỏ cũng thường cho cơ hội phân tích và giao dịch tiềm năng. Trong ví dụ trên, nếu giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ yếu, tức là xu hướng giảm vẫn còn nguyên. Nhưng nếu giá bị chặn và đi gần với vùng đáy cũ trước, thì có thể giá có khả năng tăng trở lại, nếu giá bị chặn và bật lên và lúc này có đáy cao hơn đáy trước đó, thì đó là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra.

  • Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh/chính là các vùng giá mà tại đó gây ra sự đảo chiều giá.

Mức kháng cự mạnh là vùng mà giá đang có xu hướng tăng nhưng giá chạm vùng này sau đó đảo chiều thành một xu hướng giảm.

Mức hỗ trợ mạnh là vùng giá mà tại đó một xu hướng giảm kết thúc và một xu hướng tăng bắt đầu.

Khi giá quay trở lại một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh, nó thường sẽ phải vật lộn để vượt qua và đảo chiều theo hướng khác. Ví dụ, nếu giá giảm xuống tiến đến mức hỗ trợ mạnh, nó sẽ thường xuyên bật lên khỏi vùng này.

Chart khung giờ theo ngày cặp BTCUSD
Chart khung giờ theo ngày cặp BTCUSD

Giá cuối cùng cũng có khả năng vượt qua nó, nhưng thông thường giá phải vật lộn rất nhiều lần trước khi vượt qua được mức này.

3. Cách trading dựa trên hỗ trợ – kháng cự

Về cơ bản, sau khi bạn xác định được phạm vi giá có ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể mua gần vùng hỗ trợ trong các xu hướng tăng hoặc các vùng giá gần đó.

Hoặc bạn đang trữ coin, bạn hãy bán ra lúc giá gần chạm kháng cự và chuẩn bị quay đầu trong xu hướng giảm hoặc các vùng giá gần đó.

Nhưng mua gần mức hỗ trợ / Bán gần mức kháng cự chỉ hiệu quả khi giá còn nằm trong phạm vi giá an toàn, bạn nên chờ thêm các dấu hiệu của thị trường cho thấy giá còn nằm trong vùng giá mà vùng kháng cự và hỗ trợ còn có hiệu lực.

Trong một số trường hợp, vùng hỗ trợ sau khi bị phá vỡ có thể chuyển thành vùng kháng cự; ngược lại, vùng kháng cự sau khi bi phá vỡ cũng có thể chuyển thành vùng hỗ trợ.

Chart ngày cặp ETHUSD
Chart ngày cặp ETHUSD, vùng hỗ trợ sau khi bị phá vỡ đã chuyển thành vùng kháng cự

Khi bạn bắt đầu trade, bạn luôn nhớ phải đặt mục tiêu lợi nhuận và thoát lệnh. Tức là, nếu bạn mua gần hỗ trợ, hãy cân nhắc vị thếbạn sẽ bán ra khi giá tiến gần mức kháng cự mạnh, nên rải nhiều lệnh gần vùng giá này.

Lưu ý: Hỗ trợ – kháng cự là một vùng giá, không phải một mức giá xác định.

Tham khảo: Trade Bitcoin an toàn tại BitcoinVN

Lời kết:

Bạn cần thực hành vẽ và phân tích kháng cự, hỗ trợ, xác định xu hướng giá, phạm vi hành động giá thành thục cho đến khi việc thực hành này mang lại cho bạn lợi nhuận trong vài tháng. Lúc đó, bạn có thể suy nghĩ đến việc áp dụng kỹ thuật này vào trading bằng vốn thật của bạn.

Nguồn tham khảo: thebalance.com