Công nghệ Blockchain đã có những bước phát triển ổn định và được nhiều quốc gia phát triển tin tưởng và sử dụng. Bởi vì tính năng đột phá của nó cũng như sở hữu mạng lưới hoạt động phi tập trung. Vậy bạn có biết Blockchain có ưu điểm và khuyết điểm gì không, BitcoinVN News sẽ tiết lộ chúng qua bài viết sau đây.

Ưu điểm và nhược điểm của Blockchain

Hầu hết các Blockchain được thiết kế như một mạng lưới phi tập trung. Có cơ sở dữ liệu phân tán trên mỗi Node (1 Node đại diện cho 1 người dùng) và không chịu sự quản lý của một máy chủ nào. Mọi dữ liệu trên hệ thống được ghi chép trên nhiều sổ cái khác nhau, tạo môi trường đáng tin cậy cho người dùng. Tuy nhiên, Công nghệ Blockchain cũng có những ưu nhược điểm riêng của nó.

Những lợi ích và khuyết điểm của công nghệ Blockchain
Những lợi ích và khuyết điểm của công nghệ Blockchain

Ưu điểm của công nghệ Blockchain

Mạng lưới phi tập trung

Công nghệ Blockchain sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán, tức cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên hàng ngàn thiết bị khác nhau. Vì thế, nên Blockchain có khả năng chống lại các lỗi kỹ thuật từ hệ thống và các cuộc tấn công từ tin tặc (hacker). Mỗi Node trong mạng có thể sao chép và lưu trữ một bản sao cơ sở dữ liệu của Node khác. Trong trường hợp nếu một Node bị tấn công và ngừng hoạt động, cũng không ảnh hưởng các hoạt động trong mạng lưới.

Ngược lại, đối với hệ thống quản lý thông thường. Nếu hacker tấn công vào máy chủ thì toàn bộ hệ thống sẽ ngừng hoạt động, khiến hệ thống dễ bị tấn công. Hệ thống một máy chủ đôi khi gặp nhiều trục trặc trong vấn đề kỹ thuật, bảo trì và nâng cấp máy chủ.

Tính bảo mật cao

Các Block (khối lưu trữ) trong Blockchain tạo ra tính bảo mật cao cho mạng lưới. Một tệp dữ liệu sau khi được lưu trữ trên khối khó có thể cập nhật và thay đổi. Điều này làm cho Blockchain trở thành một công nghệ tuyệt vời để lưu trữ hồ sơ tài chính – lịch sử hoạt động tài chính vì lịch sử giao dịch được theo dõi và ghi lại trên sổ cái phân tán, minh bạch và công khai.

Hệ thống tin cậy

Trong hầu hết các hệ thống thanh toán truyền thống, các giao dịch mua bán và thanh toán bị phụ thuộc vào một bên thứ ba (ngân hàng, thẻ tín dụng, giải pháp thanh toán quốc tế). Với Blockchain, việc sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract) sẽ loại bỏ các bên trung gian. Nhờ đó 2 bên có thể giao dịch qua các thỏa thuận được được ra, tiết kiệm chi phí giao dịch qua các bên trung gian và bên thứ ba

Nhược điểm công nghệ Blockchain

Tấn công 51%

Cuộc tấn công 51% lấy cơ sở từ cơ chế đồng thuận trong mạng lưới Blockchain. Khi hệ thống muốn thay đổi hoặc cập nhật các khối, thì cần phải được sự đồng thuận ý kiến từ các Node trong hệ thống. Vấn đề này được thảo luận nhiều nhất tại các cuộc hội thảo, vì có thể tội phạm sẽ tổ chức tấn công vào các mạng lưới và tạo các tài khoản xác thực danh tính khác và cùng băng nhóm nắm quyền kiểm soát hệ thống khi đã có 51% lá phiếu đồng thuận trong mạng lưới.

Cuộc tấn công 51% - 51% attack
Cuộc tấn công 51% – 51% attack

Hiện tại đã có một số đồng tiền đã bị tấn công (Verge, Electroneum) các Hacker tấn công vào các cộng đồng nhỏ tiềm năng để đánh cắp các Coin nhằm để trục lợi cho mình. Tuy nhiên nếu bị xâm nhập các Block cũng chỉ cho phép thay đổi các giao dịch gần đây nhất và trong một khoản thời gian ngắn vì các khối có liên kết với nhau qua bằng chứng mật mã. Thay đổi các khối cũ hơn sẽ tiêu hao một lượng năng lượng khủng lồ gần như là không khả thi so với việc đạt được sự đồng thuận từ trong mạng lưới.

Sửa đổi dữ liệu trong blockchain

Một nhược điểm khác của hệ thống Blockchain là một khi dữ liệu đã được thêm vào Blockchain thì rất khó để sửa đổi nó. Mặc dù nó là một ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm, không hẳn lúc nào nó cũng tốt. Thay đổi dữ liệu hoặc mã Blockchain thường yêu cầu một phần cứng (Hard fork). Khi thay đổi dữ liệu trong khối thì chuỗi cũ sẽ bị bỏ và một chuỗi mới sẽ được đưa lên.

Khóa riêng tư (Private Key)

Blockchain sử dụng một dãy mật mã (khóa riêng) để cung cấp cho người dùng một giao thức quyền sở hữu đối với các tài sản (tiền điện tử) của họ hoặc quản lí một khối dữ liệu nào đó. Mỗi địa chỉ Blockchain có một khóa riêng tương ứng. Địa chỉ nãy có thể được chia sẽ cho những người khác trong mạng lưới và nếu bạn mất chìa khóa thì tiền của bạn và tài liệu của bạn sẽ mất vĩnh viễn.

Khóa cá nhân
Khóa cá nhân

Blockchain không thực sự hiệu quả

Blockchain sử dụng bằng chứng công việc (Proof of Work) nên thiếu hiệu quả. Vì PoW tạo tính cạnh tranh cao cho những người thợ mỏ. Cứ sau mười phút lại có một người chiến thắng và chỉ người đó được nhận bằng chứng để nhận Coin nên công sức của những thợ mỏ khác cùng công việc sẽ bị lãng phí.

Nhiều công ty đã cố gia tăng sức mạnh phần cứng của họ để tăng cơ hội xử lý cho những người thợ mỏ. nhưng hiện tại tiến trình này vẫn gây tiêu hao nhiều năng lượng trong hệ thống, phổ biến ở một số quốc gia như: Đan Mạch, Ireland và Nigeria.

Lưu trữ

Mức độ lưu trữ của hệ thống Blockchain có lẽ sẽ rất lớn. mạng lưới Blockchain trên Bitcoin hiện yêu cầu 200 GB dung lượng lưu trữ. Sổ cái trở nên quá lớn có thể sẽ khiến cho quá trình lưu trữ trở nên chậm chạp và kém linh hoạt hơn.

Lời kết

Mặc dù có những nhược điểm trên nhưng công nghệ Blockchain vẫn mang lại sự ưu việt cho người dùng. Đã có nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công trong các lĩnh vực (gây quỹ, tài chính, chuỗi cung ứng, quản trị). Trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều ứng dụng và Dapps để phục vụ nhu cầu của người dùng hơn nữa. Theo dõi BitcoinVN News để xem thêm những thông tin hữu ích từ chúng tôi nhé.