Tiếp nối chuỗi các sai lầm thường gặp khiến bạn đánh mất bitcoin ở phần 1, chúng ta sẽ tiếp tục “vạch trần” các chiêu trò tinh vi của những kẻ lừa đảo bitcoin khiến bạn dễ mắc bẫy. Đồng thời, bạn cũng sẽ tránh được một số lỗi sai đáng tiếc, giúp bitcoin của bạn không bị đóng băng vĩnh viễn. Tham khảo nhanh!

11. Lừa đảo bằng hình thức yêu cầu gửi tiền đặt cọc

Với hình thức này, kẻ tấn công sẽ rao bán một món hàng đắt tiền với giá hấp dẫn trên các diễn đàn công khai hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng (ví dụ như thiết bị khai thác bitcoin). Khi bạn nhấp vào, các thông tin về sản phẩm này được chúng thể hiện một cách rất chuyên nghiệp, bài bản, khiến bạn tin ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Và nếu bạn quyết định hỏi mua, chúng sẽ yêu cầu bạn gửi trước một khoản bitcoin làm tiền đặt cọc. Chỉ cần bạn nhấn nút chuyển tiền, cả món hàng và kẻ lừa đảo sẽ “bốc hơi” không dấu vết.

Lời khuyên dành cho bạn:

Tốt nhất là bạn không bao giờ gửi tiền đặt cọc bằng bitcoin nếu không biết rõ về đối tác. Bởi bitcoin một khi đã chuyển đi thì bạn sẽ không bao giờ có cơ hội lấy lại được nó (trừ khi người nhận chuyển lại cho bạn). Trong trường hợp buộc phải đặt cọc, bạn nên chọn dịch vụ ký quỹ của bên thứ ba để tự bảo vệ tài sản của mình.

12. Lừa đảo thông qua mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi là một trong những hình thức lừa đảo bằng cách lấy tiền của người sau trả cho người trước. Theo đó, kẻ lừa đảo sẽ tung ra các chiêu bài đầu tư bitcoin với lời hứa mang lại cho bạn lợi nhuận cực khủng. Bạn chỉ cần rót tiền vào một sàn giao dịch nào đó không tên tuổi và hàng tuần, hàng tháng sẽ nhận được số tiền lời như mơ.

Tuy nhiên, như đã nói ban đầu, khoản tiền lời mà bạn nhận được thực chất là “lấy tiền của người góp vốn sau để trả cho người trước”. Khi “bữa tiệc ăn chia” này kết thúc, nguồn tiền cạn kiệt thì bạn cũng sẽ không bao giờ thu hồi được bitcoin của mình.

Lời khuyên dành cho bạn: Luôn nâng cao tinh thần cảnh giác với những chiếc “bánh vẽ” quá thơm ngon. Bởi bạn biết đấy “mật ngọt thì dễ chết ruồi”. Càng lao vào những lời hứa hẹn đầu tư bitcoin siêu lợi nhuận thì bạn càng phải đối mặt với nhiều rủi ro.

13. Sử dụng nền tảng cho vay bitcoin thiếu trách nhiệm

Nhiều nền tảng cho vay bitcoin hứa hẹn rằng: khi bạn cho vay bitcoin, họ sẽ mang lại cho bạn lợi tức cao ngất ngưởng. Điều này giống như bạn đang thực hiện các hợp đồng cho vay với ngân hàng theo từng hạn mức (6 tháng, 12 tháng…). Nếu bạn rút tiền sớm, bạn có thể phải trả một khoản phạt.

Tuy nhiên, ngân hàng thì hợp pháp và luôn có các chế tài riêng để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Trong khi đó, các nền tảng cho vay bitcoin lại chưa được pháp luật bảo hộ. Với các nền tảng thiếu trách nhiệm, nếu có nhiều khoản vay quá hạn chưa thanh toán thì tài sản bitcoin thế chấp của bạn có thể sẽ gặp rủi ro.

Thêm vào đó, bitcoin đã ký gửi có thể bị chủ nợ thanh lý khiến bạn mất bitcoin vĩnh viễn. Ngoài ra, một số nền tảng cho vay cũng là mục tiêu của giới hacker. Và tương tự như tiền gửi trên sàn, các tài sản bitcoin gửi trên các nền tảng cho vay bitcoin cũng có thể bị chính phủ đóng băng hoặc tịch thu…

14. Khuyến mãi mua 2 tặng 1

Cơ hội mua bitcoin với giá hời luôn là những lời chào mời đầy hấp dẫn khiến các nhà đầu tư xuống tiền mà không do dự. Lợi dụng điểm này, kẻ lừa đảo thường đăng một thông báo với nội dung: “Mua 1 bitcoin, tặng ă bitcoin!”. Hoặc “ Cơ hội nhân đôi số tiền mình đang có. Gửi 1 bitcoin – nhận 2 bitcoin”. Kết quả là: khi nhấn nút gửi 1 bitcoin cũng là lúc bạn trở thành nạn nhân. Và kẻ lừa đảo cùng bitcoin của bạn cũng “bốc hơi” như chưa từng tồn tại.

Tài khoản của Apple là một trong số nhiều tài khoản bị tấn công vào năm 2020

Lời khuyên cho bạn: Bitcoin không bao giờ có khuyến mãi. Vậy nên khi nhận được những thông tin mời gọi hấp dẫn như trên thì chính xác đây là một trò lừa đảo. Và nhiệm vụ của bạn là cần tránh xa ngay lập tức.

15. Các cuộc tấn công bằng cách đe dọa trực tiếp

Cuộc tấn công trực tiếp hay tống tiền xảy ra khi bọn tội phạm biết rằng bạn đang có một lượng bitcoin khá lớn. Và chúng đã sẵn sàng để cướp đoạt nó từ bạn bằng cách đe dọa.

Để tránh rủi ro cho tài sản và tính mạng của mình, bạn cần lưu ý:

  • Không bao giờ tiết lộ rằng mình có bao nhiêu bitcoin trong tài khoản
  • Không mặc quần áo có logo bitcoin, không dán nhãn logo bitcoin trên máy tính hoặc ô tô của bạn.
  • Tìm hiểu về quyền riêng tư trong hồ sơ công khai dành cho người bán bitcoin
  • Thực hiện các bước để tăng cường bảo mật cá nhân của bạn – xem xét một két an toàn trong nhà, chốt cửa, hệ thống báo động vànên nuôi một con chó giữ nhà.
  • Tìm hiểu vềcác biện pháp phòng vệ và luật liên quan đến việc bảo vệ tài sản của bạn.

Ngoài các biện pháp khắc phục trên, bạn nên sử dụng giải pháp lưu trữ multisig với các khóa được cất giấu ở nhiều vị trí địa lý khác nhau. Cách này sẽ  giúp bạn ngăn chặn những kẻ tấn công bằng cách buộc chúng phải di chuyển đến nhiều địa điểm để truy cập tiền.

16. Trao nhầm niềm tin cho người thân và bạn bè

Bất kỳ ai có quyền truy cập vào khóa riêng đều có thể sử dụng bitcoin của bạn. Do đó, nếu bạn tin tưởng một thành viên gia đình hoặc bên thứ ba và trao quyền truy cập vào khóa của bạn thì đồng nghĩa với việc bạn đang trao quyền để họ có thể tiêu tiền của bạn bất cứ lúc nào.

Ngoài khóa riêng tư, việc chia sẻ vị trí của các cụm từ hạt giống, ví phần cứng cũng tương tự. Việc tiết lộ thông tin về mô hình lưu ký và số lượng bitcoin bạn nắm giữ cho những người mà bạn quen thân cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất tiền. Bởi bạn biết đấy, hôm nay bạn có thể tin tưởng một ai đó, nhưng điều này không có nghĩa là ngày mai họ sẽ không bán đứng bạn.

Chính vì vậy, nếu muốn hỗ trợ người thân, bạn bè bằng bitcoin, bạn có thể tạo các ví phụ. Hoặc có thể sử dụng multisig để chia sẻ quyền kiểm soát bitcoin. Từ đó tránh trường hợp đối phương sử dụng tiền mà không thông qua bạn.

17. Không lập di chúc

Toàn quyền giữ bí mật về quyền truy cập bitcoin cũng là.nguyên nhân khiến bitcoin biến mất vĩnh viễn. Trong trường hợp biến cố xảy ra, bạn qua đời hoặc mất đi ý thức.thì cũng đồng nghĩa với quyền truy cập bitcoin bị hủy. Số bitcoin của bạn có thể sẽ bị đóng băng vĩnh viễn.

Vì vậy, để toàn bộ tài sản bitcoin không bị hủy,.bạn nên suy nghĩ đến việc lên di chúc thừa kế. Bạn có thể tham khảo ý kiến của luật sư.để phân chia tài sản bitcoin một cách hợp lệ.

Khi di chúc của bạn đã hoàn thành, bạn cũng nên hướng dẫn.những người không có kiến thức về bitcoin biết cách truy cập vào tài sản của mình. Bạn cũng có thể sử dụng ví đa chữ ký Multisig,.hoặc sử dụng quyền giám sát cộng tác để hỗ trợ cho việc quản lý tài sản thừa kế bitcoin.

18. Bảo mật quá phức tạp

Bảo mật phức tạp khiến bạn dễ quên khóa truy cập bitcoin

Việc thiết lập các hàng rào bảo mật phức tạp cũng là.một nguyên nhân khiến bạn đánh mất bitcoin. Một số người thử mã hóa các bản sao lưu cụm từ hạt giống bằng kỹ thuật số.hoặc chia cụm từ hạt giống của họ thành các phần vật lý riêng biệt.(ví dụ như như cắt một nửa cụm từ gồm 12 hoặc 24 từ và ẩn từng phần ở một nơi khác). Thêm vào đó, việc sử dụng cấu hình multisig với nhiều khóa.khiến độ khó của việc truy cập bitcoin tăng lên đáng kể.

Khi các biện pháp bảo mật trở nên quá phức tạp thì rủi ro sẽ phát sinh:

  • Có thể mất bitcoin vì quên các bước lưu trữ mật khẩu phức tạp.
  • Mất bitcoin vì bạn không thông báo hết kế hoạch sự phòng cho người thân.

Như vậy, tốt nhất là bạn nên lưu trữ khóa của mình.bằng các cấu hình multisig tiêu chuẩn (ưu tiên cấu hình 2/3 và 3/5). Đừng quên lưu trữ chúng trong ví cứng, và cẩn thận giữ lại cụm từ hạt giống Seedphrase.để phục hồi dữ liệu khi cần.

19. Chọn cấu hình multisig không phù hợp

Với multisig, muốn truy cập bitcoin, bạn phải sử dụng nhiều khóa.thay vì một khóa duy nhất. Chính điều này đã giúp bảo mật bitcoin gia tăng bảo mật đáng kể.

Cấu hình multisig được hiển thị là “m-of-n” với:

  • (n) là số lượng khóa mà ví được tạo ra
  • (m) là số lượng chữ ký cần thiết đểtruy cập quyền tiêu bitcoin
Cấu hình multisig

Multisig là một công cụ mạnh mẽ để bảo mật bitcoin được sử dụng bởi các cá nhân,.tập đoàn và tổ chức nắm giữ tiền tiết kiệm bitcoin. Nó cũng hữu ích cho việc lập di chúc. Giả sử ví multisig có cấu hình 2/3 thì có nghĩa là.buộc phải có 2 trong 3 chìa khóa mới có thể truy cập ví bitcoin. Trong đó, người lập di chúc có thể giao mỗi người thừa kế 1 khóa bitcoin. Như vậy, phải khi có sự đồng ý của ít nhất 2 người thừa kế.thì mới có quyền truy cập,.nắm giữ và phân chia số bitcoin để lại.

Tuy nhiên, nếu bạn đặt ví multisig có cấu hình là 3/3 hoặc 5/5 . Trong trường hợp nếu bạn mất bất kì một khóa nào đó.thì bitcoin cũng sẽ bị đóng băng vĩnh viễn.

Bạn cũng không nên sử dụng cấu hình thấp như 1/5 vì chỉ cần 1 người.có được 1 chìa khóa bất kì thì tiền của bạn cũng sẽ “không cánh mà bay”.

20. Mua nhầm ví cứng đã bị kích hoạt

Nếu bạn mua nhầm ví đã bị kích hoạt và mất mất seedphrase thì người dùng trước đó.hoàn toàn có quyền dùng seedphrase này để phục hồi dữ liệu của bạn trên một chiếc ví khác. Hệ quả là số tiền bạn có cũng sẽ “bay màu”.

Bên cạnh đó, kẻ xấu có thể can thiệp đến độ bảo mật của ví cứng thông qua việc.cài cắm các con chip trên thiết bị. Các loại chip thông minh này có thể theo dõi thao tác trên ví. Hoặc chúng có khả năng tự biến đổi địa chỉ người nhận khi bạn nhập liệu. Cuối cùng, bạn sẽ chuyển tiền nhầm cho kẻ xấu và không còn cơ hội lấy lại.

Như vậy, tốt nhất là bạn nên tìm kiếm các địa chỉ phân phối.ví cứng chính hãng, chất lượng cao như BitcoinVN Shop. Ngoài chính sách cam kết bảo mật an toàn, shop còn hỗ trợ bảo hành dài hạn. Khi có bất kì lỗi nào thuộc về phần cứng, shop sẽ hỗ trợ bạn tận tình từ A-Z.

21. Lưu trữ khóa bitcoin trong não thay vì sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Rất nhiều người có thói quen lưu trữ toàn bộ dữ liệu khóa cá nhân của mình trong não bộ. Trong trường hợp có chấn thương bất ngờ xảy ra. Hoặc nếu bạn chết thì bitcoin của bạn cũng sẽ bị mất vĩnh viễn.

Vì vậy, để lưu trữ bitcoin của mình một cách an toàn,.cách tốt nhất là bạn nên lưu trữ bitcoin trong ví lạnh. Hoặc tham khảo nhanh bài viết: “10 lời khuyên đắt giá khi tự lưu trữ bitcoin” để bảo vệ tài  sản của mình một cách an toàn nhé!

Nguồn: Unchain